Thủy sản

Tổng quan nghiên cứu ngành Thủy sản



1. Đặc điểm

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,448,000 km², có bờ biển dài 3,260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226,000 km², vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km² với hơn 4,000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1,160 km² được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11,000 loài sinh vật đã được phát hiện. Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

2. Tình hình sản xuất Nuôi trồng và khai thác:

Diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ổn định trong giai đoạn năm 2010 – 2017e, tập trung phần lớn vào nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt (chiếm 29%) và nước lợ nội địa (chiếm 66%), nuôi trồng thủy sản biển chỉ chiếm 4%, và diện tích ươm, nuôi giống thủy sản chiếm 0.49%.



Tàu thuyền đánh cá:
 
9T/2018, sản lượng sản xuất thủy sản tăng 5.9% so với cùng kỳ năm 2017.
Về khai thác thủy sản: Trong 9 tháng đầu năm 2018, sản lượng thủy sản khai thác tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tăng 5.7%; tôm tăng 2.8%.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9T/2018 tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tăng 6.4%; tôm tăng 8.4%.



3. Tình hình tiêu thụ

Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện nay, mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản đầu người của Việt Nam đã đạt gần 31 kg/người, tổng giá trị tiêu thụ đạt 22 nghìn tỷ đồng vào năm 2018. Điều này đang hấp dẫn nhiều doanh nghiệp chú trọng vào thị trường trong nước. Dự báo mức tiêu thụ trong nước năm 2020 được dự báo sẽ đạt gần 1 triệu tấn, với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đạt 33-35 kg/người. Tốc độ tăng trưởng CAGR của giá trị tiêu thụ thủy sản nội địa giai đoạn 2013-2018 là 21.23%.



4. Xuất khẩu

Thủy sản Việt Nam hiện nay được tiêu thụ ở hơn 160 thị trường. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và ngày càng có chỗ đứng quan trọng ở những thị trường lớn. Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất, chiếm 50-60% giá trị xuất khẩu của Việt Nam.



Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9T/2018 tăng trưởng 6.7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đều tranh thủ tăng xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là thị trường EU, trước khi hết hạn 6 tháng đánh giá lại thẻ vàng IUU vào 23/4. Mặc dù sản xuất nguyên liệu năm nay đang thuận lợi hơn so với năm ngoái, nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn gặp một số khó khăn về thị trường như thuế CBPG ở mức quá cao. Mức thuế 3.87USD/kg trong kết quả cuối cùng POR13 đối với cá tra Việt Nam khiến cho số doanh nghiệp cá tra xuất khẩu sang Mỹ vốn đã rất ít nay càng khó để trụ vững trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, chương trình thanh tra cá da trơn và thẻ vàng EU có thể vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nếu tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do với EU (có hiệu lực từ tháng 6/2018) và với Hàn Quốc, đồng thời mở rộng và chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác.

Tôm các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu với hơn 40% trong 9 tháng đầu năm 2018. Kế tiếp sau là cá tra và cá ngừ.



Trong 9T/2018, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ chiếm gần 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tiếp theo sau là Nhật Bản và Trung Quốc.



5. Nhập khẩu

Nhập khẩu thủy sản 9T/2018 tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam nhập khẩu hầu hết là nguyên liệu, con giống thủy sản. Nhập khẩu nhiều nhất trong 9T/2018 là từ thị trường Ấn Độ (chiếm đến hơn 20% giá trị nhập khẩu). Sau đó là từ Na Uy, Trung Quốc, Đài Loan... Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu là tôm nguyên liệu và tôm sú. Mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất thị trường Na Uy là cá hồi.



Vì Việt Nam nhập khẩu thủy sản phục vụ chủ yếu làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu nên sản phẩm nhập khẩu dạng tươi/đông lạnh chiếm tới 80%. Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh được nhập khẩu nhiều nhất.



6. Phân tích SWOT



7. Dự báo

Dự báo ngành thủy sản sẽ tăng trưởng khả quan trong những năm tới: Dự báo đến năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng trưởng 2.9%, đây cũng là mục tiêu phấn đấu của ngành thủy sản theo chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 – 2020 tại Quyết định 1434/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dựa trên các yếu tố sau:

- Cầu về thủy sản trên thị trường ngày một tăng cao.
- Cơ hội về thuế xuất nhập khẩu và sự gia tăng lợi thế cạnh tranh từ các hiệp định thương mại: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2018 sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu tôm vào thị trường EU.
- Giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ sản phẩm tôm và sự linh hoạt xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt kể từ ngày 1/12/2017, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có lợi thế hơn khi Trung Quốc quyết định giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống 2% đối với sản phẩm tôm đông lạnh.

Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC
Phân tích và Báo cáo

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác