Than

Tổng quan nghiên cứu ngành than

 

1. Tình hình sản xuất

Ngành than Việt Nam có quy mô manh mún, điều kiện địa chất phức tạp. Mặc dù có công nghệ tiên tiến nhưng điều kiện để áp dụng, triển khai công nghệ lại bị hạn chế bởi tính quy mô. Hiện nay, có khoảng 107 doanh nghiêp hoạt động trong ngành than trong đó các công ty dẫn đầu về sản lượng sản xuất gồm Viancomin (41 triệu tấn), Vietmindo (3 triệu tấn), Tổng công ty Đông Bắc (3 triệu tấn).

• Hiện nay việc cung ứng than cả nước chủ yếu do TKV đảm nhiệm. Tập đoàn này hàng năm sẽ ký hợp đồng giao thầu cho các công ty con và các doanh nghiệp tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh để quản lý tài nguyên và thực hiện các công đoạn khảo sát, thăm dò, khai thác, sàng, tuyển, chế biến. Hiện nay, ngoài TKV, các Tập đoàn PVN, EVN... đã và đang thành lập các công ty nhập khẩu than từ nước ngoài.

Sản lượng sản xuất than, 2009-9T/2018



Giá thành sản xuất than, 2001-2030F



• Giá thành sản xuất than nội địa tương đối cao so với khu vực do áp lực của các chính sách thuế, phí và lệ phí. Đây là một trong những nguyên nhân chính, khiến Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu than những năm gần đây.

2. Tình hình tiêu thụ

Tiêu thụ than trong nước, 2012-9T/2018

 

Nhu cầu tiêu thụ than trong nước ngành đang có chiều hướng tăng trưởng do hầu hết các ngành công nghiệp sử dụng than là nguyên liệu như: xi măng, điện, phân bón đều đẩy mạnh sản xuất. Hiện nay ngành điện đang là khách hàng lớn nhất của các doanh nghiệp than nội địa, tiêu thụ hơn 70% tổng sản lượng than tiêu thụ trong nước

Cơ cấu tiêu thụ than trong nước, 2017



3. Nhập khẩu than

Việt Nam chỉ mới bắt đầu nhập khẩu than từ năm 2013 nhưng đã tăng hơn 6.5 lần sau 4 năm

Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu than, 2013 – 9T/2018

 

Cơ cấu nhập khẩu than đá theo sản lượng, 9T/2018

 

Do lợi thế về địa lý và giá thành, Indonesia hiện đang cung cấp hơn 50% sản lượng than nhập khẩu của Việt Nam.

4. Xuất khẩu than

Trong năm 2018, giá than thế giới tăng dần, khoảng cách giá than trong nước với giá than thế giới được thu hẹp cùng với đó chính phủ mở rộng hơn trong chính sách xuất khẩu than, xuất khẩu than tăng mạnh so với năm 2017

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu than đá, 2011-9T/2018

 

Trong nhiều năm trước, thị trường xuất khẩu than chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, tuy nhiên từ đầu 2018, sản lượng than xuất khẩu sang Trung Quốc rất thấp, thay vào đó là các thị trường như Lào, Đài Loan, Thái Lan do những tác động từ việc quốc gia đã áp dụng quy định về hàng rào chất lượng đối với than nhập khẩu. 

Cơ cấu thị trường xuất khẩu khẩu theo sản lượng của Việt Nam, 9T/2018



5. Phân tích SWOT

Điểm mạnh
Điểm yếu
• Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành đặc biệt là điện, phân bón, giấy, xi-măng những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất. Điều này cho thấy đầu ra của ngành than rất ổn định.
• Sự khan hiếm về nguồn cung dẫn đến sự độc quyền của than chính là điểm mạnh tiếp theo của ngành.
• Nguồn dự trữ lớn với tổng lượng than được khai thác thăm dò, tìm kiếm trên toàn quốc.


• Chủ yếu khai thác sản xuất than để xuất khẩu làm thâm hụt nguồn cung cho nhu cầu trong nước. 
• Vấn nạn khai thác than bừa bãi gây lãng phí tài nguyên vẫn còn tồn tại. Quản lý khai thác còn nhiều khe hở
• An toàn trong khai thác than hầm lò khá thấp với tỷ lệ tai nạn lao động mỗi năm hơn 10%. 
• Các bãi thải của công trường khai thác đang đe dọa tính mạng của người dân và gây tác động lớn đến môi trường tự nhiên.
• Hoạt động chế biến, xử lý than khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng.
• Than là loại khoáng sản không thể tái sinh nên hoạt động khai thác và xuất khẩu ồ ạt trong nhiều năm qua sẽ khiễn nguồn than Việt Nam dần cạn kiệt.


Cơ hộiThách thức
• Với tiềm năng hạn chế về thuỷ điện và nguồn khí đốt tại Việt Nam, vai trò của nhiệt điện chạy bằng than sẽ ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn. 
• Than cốc được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu khi xuất khẩu được miễn thuế hoàn toàn.
• Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
• Nhiều dự án khai thác, thăm dò được triển khai và được sự hỗ trợ từ nước ngoài.


• Chất lượng than đang giảm đi Độ tro bình quân của than nguyên khai lên tới 36.18%.
• Hạn chế về trình độ công nghệ thăm dò, phương pháp đánh giá dẫn đến chi phí đầu tư lớn, sai số cao và độ tin cậy thấp. 
• Giá than chưa theo giá thị trường.
• Hệ thống cơ sở hạ tầng kém và lạc hậu đòi hỏi phải có nguồn đầu tư lớn để tu sửa, thay thế mới.
• Hạn chế trong việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa công nghệ khai thác than.



6. Dự báo

Trong năm 2019, nhu cầu than trong nước đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là than cho sản xuất điện và sản xuất công nghiệp khác như xi măng, hóa chất… sẽ là động thực thúc đẩy ngành than Việt Nam phát triển. Hiện nay, nhu cầu than anthracite cho 24 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động của EVN, PVN và TKV đã lên tới trên 35 triệu tấn/năm, có thể sẽ lên tới 40-42 triệu tấn/năm khi một số nhà máy nhiệt điện than mới đi vào hoạt động trong năm 2018. Theo TKV, trong năm 2019 cũng như trong giai đoạn 2019-2030, nhu cầu than là rất lớn cho các dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện đang triển khai trong nước, dự kiến khoảng 60-62 triệu tấn/năm đối với than nhiệt bitum và than á bitum (chưa tính đến các dự án nhiệt điện chưa có chủ đầu tư và thời hạn hoàn thành).

Nội dung về tổng quan ngành công nghiệp được thực hiện với sự hỗ trợ của Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam - VIRAC. 

Để biết thêm chi tiết, xin truy cập https://viracresearch.com/industry

Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC
Phân tích và Báo cáo

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác