Da giày

Tổng quan ngành công nghiệp sản xuất Da giầy



Việt Nam đang là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ, và đứng thứ 4 thế giới. Hiện Việt Nam đang sản xuất khoảng 920 triệu đôi giày mỗi năm, xuất khẩu hơn 800 triệu đôi tới hơn 50 thị trường trên thế giới, trong đó Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ lệ lớn nhất. Sản phẩm túi xách cũng được xuất khẩu sang 40 nước, trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,6%.

1. Tình hình sản xuất
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP  cả năm 2016 đạt 6,21% thấp hơn  năm 2015 (6,68%) và tháp hơn chỉ tiêu của Quốc hội (6,7%). Chỉ số sản xuất toàn  ngành công nghiệp năm 2016 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2015,  trong  đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,2%.

Chỉ số sản xuất ngành da – giày cả năm 2016 chỉ tăng 3,7% so với năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 17,4% của năm 2015 và 22% của năm 2014. Sản xuất da giày tăng trưởng thấp một phần do năm 2016 kinh tế thế giới có nhiều biến  động,  nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thế giới giảm, nhất là tại EU. Trong nước, tình hình kinh tế khó khăn, thiên tai, lũ lụt...cũng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ước tính sản xuất giày dép năm 2016 đạt 1100 – 1150 triệu đôi, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 90% và tiêu thụ trong nước 10%. Doanh nghiệp  FDI chiếm 80%  giá trị sản xuất công nghiệp của ngành.
Các vùng tập trung nhiều nhà máy sản xuất da – giày hiện nay là:
- Phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà-rịa Vũng tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ: sản  xuất thuộc da, giày dép, túi xách các  loại. TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai có sản lượng giày dép lớn nhất cả nước.
- Phía Bắc: Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, sản xuất giày dép, túi cặp các loại. Hiện Thanh Hóa là tỉnh có sản lượng giày dép lớn nhất ở các tỉnh phía bắc.
- Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Nam, sản xuất giày dép, túi xách; Khánh hòa (thuộc da cá sấu, túi xách).
Để tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức của hội nhập, các doanh  nghiệp da giày trong nước phải tự vươn lên, thay đổi mô hình sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, chủ động hội nhập để tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu.

2. Tình hình xuất khẩu
Theo số liệu sơ bộ của TC Hải quan, ước tính cả năm 2016 xuất khẩu  toàn  ngành da giầy – túi xách đạt 16,2 tỷ USD tăng 8,8% so với năm 2015, thấp hơn mức tăng 23.6% của năm 2014 so với 2013 và mức tăng 16% của năm 2015 so với năm  2014. Xuất khẩu của ngành da-giày chiếm trên 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu     của cả nước năm 2016. Trong đó, xuất khẩu giày dép ước đạt 13 tỷ USD, tăng 8.2% và túi xách, đồ da các loại ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 11.1% so với năm 2015 (Bảng 1). Xuất khẩu giày dép đứng thứ 4 và valy-túi-cặp đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu ngành da – giày năm 2016



(Nguồn: Số liệu TC Hải Quan)

Năm 2015, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng 78.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày. Doanh  nghiệp  FDI  chiếm  tỷ trọng 79.1% đối với giầy dép và 76.7% đối với túi  xách.

Trong 11 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng, chiếm tỷ trọng 80.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong đó FDI chiếm tỷ trọng 81.0% đối với giầy dép và 80.3% đối với túi xách. Xuất khẩu của khối FDI tăng trưởng cao do xu hướng các doanh nghiệp FDI tiếp  tục mở rộng công suất  nhà máy hiện có và xây dựng các nhà máy mới tại Việt Nam, đón đầu cơ hội được hưởng lợi giảm thuế từ các hiệp định  FTA.

Trong khi đó, do khó khăn về nguồn vốn và khó khăn trong tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp trong nước chậm chân hơn trong việc mở rộng sản xuất, khiến  tỷ  trọng xuất khẩu  của doanh nghiệp trong nước tiếp tục xu hướng giảm dần trong  các  năm tới. Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm da và giày dép của doanh nghiệp trong nước đã giảm từ mức 25% năm 2013, xuống còn trên 19% trong 11 tháng của năm 2016.

Bảng 2. Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI 2013 –   2016



Bảng 3. Xuất khẩu của DN trong nước 2013 –  2016


Nguồn: Tổng cục Hải quan

3. Thị trường xuất khẩu
* Về giầy dép:
Trong 11 tháng đầu năm 2016 Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam, đạt 4.025 triệu USD, tăng 9% so  với cùng kỳ năm  2015  và chiếm  35,1% tổng KNXK giầy dép các loại. Thị trường EU đứng thứ hai đạt hơn 3.728 triệu USD, tăng 4% và chiếm 31,70% tổng KNXK.

*Về túi xách:

Trung Quốc đạt 789 triệu USD, tăng 12.6% và chiếm tỷ trọng 6.6%; Nhật Bản đạt 604 triệu USD, chiếm 5,3%, Hàn Quốc đạt 300 triệu USD, chiếm 2,6%. Tính riêng  5 thị trường này chiếm 81.3% tổng KNXK giày dép của Việt  Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2016 Hoa Kỳ đứng đầu thị trường xuất khẩu, đạt 1.189 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 41,9% tổng KNXK túi xách các các loại của Việt Nam; EU đạt 719 triệu USD,  tăng 26.9% và chiếm 25,1%; Nhật Bản đạt 313 triệu  USD tăng 40.4% và chiếm 10,9%; Trung Quốc đạt 142 triệu USD chiếm 4.9% và Hàn Quốc đạt 105 triệu USD chiếm 3.8%. Tính riêng 5 thị trường này chiếm 86.6% tổng  kim ngạch xuất khẩu valy-túi cặp của Việt Nam.

Bảng 4. Top 5 thị trường xuất khẩu 11 tháng đầu năm  2016


Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bảng 5. Thị trường xuất khẩu theo khu vực (11 tháng  2016)


Nguồn: Tổng cục Hải quan

4. Sản phẩm xuất khẩu

Bảng 6. Xuất khẩu sản phẩm giày dép (theo nguyên liệu mũ giày)

                                                                                                                                        Đơn vị: Triệu USD

 

Bảng 7. Túi xách các loại
                                                                                                                                       Đơn vi: Triệu USD


Nội dung về tổng quan ngành công nghiệp được thực hiện với sự hỗ trợ của Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam - VIRAC. 

Để biết thêm chi tiết, xin truy cập https://viracresearch.com/industry

Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC
Quy hoạch phát triển ngành
Doanh nghiệp trong ngành
Phân tích và Báo cáo
Ý kiến chuyên gia về môi trường đầu tư của ngành
Với Thừa Thiên Huê, nên xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ...
Ông Phạm Vũ Luận

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác