Ô tô

Tổng quan nghiên cứu ngành ô tô

 

1. Nguyên vật liệu đầu vào (linh kiện, phụ tùng ô tô)

Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay phần lớn mới dừng lại ở lắp ráp giản đơn. Tỷ lệ nội địa hóa bình quân khoảng 15%.

• Về tỷ lệ nội địa hóa đối với xe dưới 10 chỗ: THACO đạt 15-18%; Toyota Việt Nam đạt trên 37% (riêng cho dòng xe Innova). 
• Về tỷ lệ nội địa hóa đối với xe tải nhẹ: THACO đạt trên 33%; Vinaxuki đạt trên 50%.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã chi ra trên 2.5 tỷ USD để nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cho xe ô tô bao gồm linh kiện tách rời để lắp ráp, sản xuất xe tải, xe thương mại và cụm linh kiện cho xe con.



Hiện đa số các dòng xe con trong nước vẫn phụ thuộc nhập khẩu linh kiện gồm vỏ xe, thân xe, cụm linh kiện máy móc từ nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, và Đức.



2. Tình hình sản xuất

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2018 tổng số lượng xe ô tô được sản xuất lắp ráp trên toàn quốc xấp xỉ 200 nghìn xe, tăng 11.04% so với cùng kì năm năm 2017. Để đạt được mức tăng trưởng xe sản xuất lắp ráp trong nước mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm 2018 có sự góp sức không nhỏ tới từ Nghị định 116. Lượng xe nhập khẩu đã sụt giảm nặng nề từ đầu năm 2018 tới nay trong khi nhu cầu mua xe của người dân vẫn ở mức rất cao đã tạo điều kiện cho sản xuất xe trong nước phát triển.



Trong 9 tháng đầu năm 2018 ghi nhận xe chở khách có tỷ trọng cao nhất kể từ năm 2012 trong cơ cấu sản xuất, lắp ráp xe trong nước. 9 tháng đầu năm, số lượng xe chở khách được sản xuất, lắp ráp trong nước tăng 23.5% so với cùng kì năm 2017, trong khi đó số lượng xe tải sản xuất, lắp ráp trong nước giảm 15.2% so với cùng kì năm 2017.



3. Tình hình tiêu thụ




Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 9 tháng đầu năm 2018, toàn thị trường ô tô trong nước (bao gồm các dòng xe du lịch, xe tải, xe khách/bus và một số loại xe khác), tăng nhẹ 1% so với cùng kì năm 2017. Trong đó, các dòng xe du lịch tăng 16% so với cùng kì năm 2017, các sản phẩm xe tải/xe bus giảm 18% so với cùng kì năm 2017, các sản phẩm xe chuyên dụng giảm 42% so với cùng kì năm 2017.



Những tác động từ chính sách góp phần tạo ra sự thay đổi rõ nét về tỉ lệ tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Trong khi ô tô nhập khẩu khan hiếm mẫu mã mới khiến khách hàng mất thời gian chờ đợi, thì khi xe lắp ráp với lợi thế nguồn cung có sẵn luôn dễ dàng tiếp cận người mua.

4. Nhập khẩu

 
 

Trong 9 tháng đầu năm 2018, do những ảnh hưởng tới từ Nghị định 116 khiến cho số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam sụt giảm mạnh với cùng kì năm 2017. Các thị trường nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc lớn nhất của Việt Nam đều ghi nhận mức sụt giảm nặng nề. Tuy nhiên, Thái Lan – thị trường xuất khẩu ô tô nguyên chiếc lớn nhất cho Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ấn tượng

5. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh



Đối thủ trong ngành: Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay đặc trưng bởi 2 dòng xe chính là xe thương mại và xe du lịch với một số doanh nghiệp dẫn đầu. Trong đó dẫn đầu trong dòng sản phẩm xe du lịch gồm có: Toyota Việt Nam, Thaco Trường Hải, Ford Việt Nam, Honda Việt Nam. Còn về dòng sản phẩm xe thương mại thì từ lâu nay vẫn được kiểm soát bởi Thaco Trường Hải. 

Đối thủ tiềm năng: Khi các doanh nghiệp nhập khẩu đáp ứng được các thủ tục cũng như chính phủ dần gỡ bỏ các rào cản nhập khẩu thì một lượng lớn ô tô nhập khẩu sẽ vào Việt Nam với mức giá thấp hơn việc sản xuất trong nước khoảng 10%. Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước.

Sản phẩm thay thế: Trong những năm gần đây khi nên kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện, tỷ lệ người có khả năng chi trả cũng như nhu cầu về sản phẩm ô tô ngày càng tăng, đặc biệt là tại các thành thị. Đồng thời do giá ô tô nhập khẩu tại Việt Nam vẫn còn rất cao do phải chịu nhiều thuế phí nên lợi nhuận của các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn được đảm bảo.

Nhà cung ứng: Ngành công nghiệp Việt Nam sau bao năm vẫn chủ yếu là nhập khẩu, lắp ráp và phân phối. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu khiến ngành sản xuất, lắp ráp xe ô tô tại Việt Nam chịu áp lực lớn từ nhà cung cấp cũng như sự biến động về tỷ giá.

Người mua: Nền kinh tế đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp đầu tư nhiều cho các tài sản cố định (trong đó có ô tô) và nhu cầu về sản phẩm ô tô của người tiêu dùng tăng lên.

1. Dự báo

Ngành ô tô trong nước còn nhiều tiềm năng phát triển dựa trên các yếu tố như:

• Dòng vốn FDI đang gia tăng và duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Việt Nam: Trọng tâm của dòng vốn FDI vẫn hướng mạnh nhất đến lĩnh vực chế biến chế tạo. Đây là lĩnh vực gắn liền với nhu cầu tiêu thụ các dòng xe tải, xe chuyên dụng

• Quy mô và chất lượng dân số: cơ cấu dân số trẻ Việt Nam được coi là một thị trường cực kì tiềm năng, nhất là khi tỉ lệ sở hữu xe ôtô ở Việt Nam chỉ ở mức 4% và tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh với nhu cầu tiềm năng rất lớn

• Lãi suất cho vay thấp, ổn định và sự tăng trưởng cho vay tiêu dùng là động lực cho tăng trưởng của ngành ôtô.

• Dư địa để nhu cầu tiêu thụ ôtô tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vẫn còn khá lớn khi so sánh với các thị trường khác trong khu vực. Tỷ lệ sử dụng xe trên 1,000 người tại Việt Nam trong năm 2016 mới đạt 31 xe, đây là mức sở hữu khá thấp khi so sánh với mức trung bình 100 xe/1,000 người của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (VAMA).

Nội dung về tổng quan ngành công nghiệp được thực hiện với sự hỗ trợ của Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam - VIRAC. 

Để biết thêm chi tiết, xin truy cập https://viracresearch.com/industry

Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC
Phân tích và Báo cáo

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác