1. Nguyên vật liệu Nguyên phụ liệu năm 2012 có có xu hướng nhập khẩu tăng trưởng mạnh, nguyên nhân là do: trong giai đoạn 2011- 2012 hàng loạt các loại thuốc có bản quyền hết thời hạn được bảo hộ, việc tăng cường sản xuất các thuốc Generic trong nước đã thúc đẩy việc nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu. 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 297.3 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 10.4% so với cùng kỳ năm 2017.
Với nguồn cung trong nước không đáp ứng được cầu nên lượng cung nguyên phụ liệu dược phẩm đến từ 12 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2018, nguyên phụ liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm 63.9% tổng kim ngạch, tăng 24.9% so với cùng kỳ năm 2017.
2. Tình hình sản xuất
Hiện tại cả nước có khoảng 194 nhà máy thuộc 158 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP- WHO. Các nhà máy này đã sản xuất được thuốc thuộc 27/27 nhóm dược lý, trong đó có khoảng 10 công ty sản xuất được thuốc điều trị nội tiết, tim mạch, ung thư, tiểu đường... Qua thử tương đương sinh học đã được chứng minh tương đương với hàng ngoại nhập cùng loại. Tuy nhiên hiện nay thuốc Việt đang “thắng thế” số lượng nhưng lại thua về giá trị. Thuốc ngoại dù ít hơn về số lượng nhưng phủ rộng tới gần 1,000 hoạt chất, trong đó có nhiều loại thuốc đặc trị, thuốc hiếm có giá trị về kinh tế rất lớn. Các loại thuốc trong nước trung bình cứ một hoạt chất có 23 số đăng ký.
3. Tình hình tiêu thụTheo số liệu từ Tổng cục Thống kê, lượng dược phẩm tiêu thụ trong nước tập trung chủ yếu vào thuốc chứa penixilin hoặc kháng sinh, thuốc chứa hoóc môn và vitamin. Các loại thuốc như huyết thanh và vắc xin gần như tiêu thụ nội địa rất ít.
Khi thị trường Dược phẩm đang phình to thì mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người đang giảm xuống. Nếu năm 2013, thống kê cho thấy mức tiêu thụ bình quân đầu người là 33 USD, thì đến năm 2014 chỉ c n 31 USD. Nguy n nhân là do hầu hết ng ty dược gặp khó khăn ở k nh bán hàng qua bệnh viện, do thực trạng đấu thầu với nguyên tắc ưu ti n giá thấp đã làm doanh thu ngành giảm đi đáng kể nên ảnh hưởng đến mức chi ti u dược phẩm đầu người
4. Xuất khẩu
Xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt ở mức thấp, tăng trưởng 6% tổng giá trị nhập khẩu, tuy nhiên chủ yếu xuất khẩu từ các Doanh nghiệp FDI.
Theo thống kê từ GDVC, hầu hết dược phẩm sản xuất trong nước được xuất khẩu tại chỗ đến 24%. Bên cạnh đó cũng xuất khẩu sang các nước láng giềng như Myanmar, Singgapore, Campuchia… tuy nhiên, giá trị xuất khẩu còn rất khiêm tốn và các sản phẩm xuất khẩu vẫn chỉ là vitamin tổng hợp, kháng sinh, các sản phẩm theo đặt hàng từ phía đối tác. Với các nước như Đức, Nga, Mỹ… chủ yếu do việc xuất khẩu trở lại của các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ: Hasan – Dermapharm (Đức), Domestic – Abott (Mỹ),
5. Nhập khẩu
Ngành Dược Việt Nam chủ yếu dựa vào nhập khẩu với khoảng hơn 2 tỷ USD mỗi năm. Trong 9 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu từ các thị trường lớn có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm
2017 như Pháp, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ…
6. Phân tích rủi ro, thách thức
Ngành Dược là một trong những ngành chịu nhiều tác động bởi sự quản lý của Nhà nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý Ngành Dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề những chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của Nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc…
Thống kê từ Cục Quản lý Dược cho thấy, hàng năm, hệ thống các trung tâm kiểm nghiệm thuốc trong cả nước đã lấy 30,000 – 40,000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng. Trong đó tỷ lệ thuốc giả là 0.1%.
"WHO đánh giá Việt Nam là nơi ít thuốc giả, tỷ lệ thấp so với các nước. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn hiểm họa tới sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, Bộ Y tế đang tích cực thanh kiểm tra, rút giấy phép, dừng lưu hành một số thuốc và đặc biệt là xử phạt rất nặng đối với nơi sản xuất thuốc giả“.
Ngoài ra ngành dược còn được đánh giá là ngành phải chịu nhiều loại rủi ro như: Rủi ro về nguyên vật liệu, Rủi ro về thị trường, Các rủi ro đặc thù về sản phẩm, về kỹ thuật, công nghệ, Rủi ro đầu tư và thất bại trong nghiên cứu và phát triển ,…
7. Dự báo
Ngành Dược phẩm Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng hai con số so với tăng trưởng giá trị hiện tại tuy nhiên có xu hướng giảm so với giai đoạn trước 2015. Lối sống thiếu lành mạnh, đồ ăn thiếu vệ sinh và m i trường bị ô nhiễm hơn tiếp tục là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến nhu cầu ti u dùng dược phẩm. Ngoài ra, nâng cao nhận thức của người ti u dùng đối với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cũng đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Ngành. Với thu nhập sau thuế cao hơn, người tiêu dùng dường như quan tâm nhiều hơn đến các loại vitamin và các chất bổ sung chế độ ăn uống.
Giá trị thuốc nhập khẩu và xuất khẩu tăng lên do xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như việc mở rộng quyền phân phối đối với các Công ty nước ngoài, đồng thời sự mở rộng đầu tư liên doanh giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước sẽ làm tăng lượng và giá trị dược phẩm xuất khẩu. Dự báo trong thời gian tới giá trị nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do sự gia tăng liên tục của các bệnh không lây nhiễm, tai nạn,... và xu hướng tăng chi tiêu chăm sóc sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, cũng sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu theo quốc gia, sự gia tăng mạnh nhập khẩu từ các nước EU, Mỹ hay Nhật bản, trong khi sụt giảm ở các nước như Hàn Quốc khi quy định về đấu thầu mới có hiệu lực vào tháng 7/2018 sẽ không còn chấp nhận chứng nhận GMP từ các nước thành viên PIC/S.
Giá thuốc nhập khẩu tiếp tục tăng nhẹ do biến động tỷ giá (ảnh hưởng đầu vào nguyên liệu và giá thuốc đặc trị) và chi phí hoa hồng cũng như chi phí phân phối khác. Giá thuốc nội có xu hướng ổn định nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác trong nước cũng như thuốc giá rẻ nhập khẩu… đặc biệt khi dự thảo đấu thầu thuốc tập trung đang ngày được hoàn thiện và dự kiến sẽ sớm có hiệu lực.
Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC