Nhựa

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGÀNH NHỰA



I. Tổng quan ngành

1. Nguyên vật liệu

Do ngành hóa dầu trong nước chưa phát triển nên ngành nhựa Việt Nam vẫn phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, sản xuât trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 9T/2018 chất dẻo nguyên liệu nằm trong danh sách 8 nhóm hàng đạt kim ngạch nhập cao nhât



Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Ả rập Xê út, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, đây đều là những quốc gia có ngành công nghiệp hóa dầu phát triển mạnh. Các loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu chính trong 9T/2018 gồm PE, PP, PS, PA trong đó PE chiếm tỷ trọng lớn nhất



2. Tình hình sản xuất

Ngành nhựa có số lượng doanh nghiệp đông đảo, với hơn 4,000 doanh nghiệp trong cả nước và sử dụng đến 142,688 lao động, đa số tập trung ở miền Nam chủ yếu là TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa Vũng Tàu, số doanh nghiệp tập trung ở miền Bắc và ở miền Trung khá thấp

Hơn 80% doanh nghiệp nội là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (SMEs) với trình độ công nghệ khá hạn chế, khoảng 85% thiết bị máy móc trong ngành phải nhập ngoại. Ngành nhựa trong nước cũng chưa có các cơ sở nghiên cứu, phát triển về công nghệ và kỹ thuật nên chưa sản xuất được các chi tiết cao cấp để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.



Sản lượng sản xuất nhựa 9T/2018 ước đạt hơn 6 triệu tấn, tăng nhẹ 17.6% so với cùng năm 2017 trong đó nhựa bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng tiếp đến là nhựa gia dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật và các loại nhựa khác Nhựa bao bì luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất nhựa  do sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng và chế biến.

3. Tình hình tiêu thụ

Doanh số tiêu thụ ngành nhựa trong 9T/2018 ước đạt hơn 14 tỷ USD, tăng 6.7% so với cùng kỳ năm 2017, nhờ sự tăng trưởng mạnh của nhóm nhựa xây dựng khi thị trường bất động sản và xây dựng ấm lên kéo theo nhu cầu về ống nhựa và thanh profile gia tăng.



Triển vọng của ngành nhựa gia dụng vẫn duy trì tích cực do (1) dân số tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng gia dụng lớn (số dân trong độ tuổi lao động chiếm 50%), (2) thu nhập bình quân đầu người tăng, khoảng 6.1 triệu hộ sẽ ra khỏi diện nghèo trong giai đoạn 2015 – 2050 và nằm trong nhóm có thu nhập 5,000 – 10,000 USD/năm (3) tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng đồ Việt Nam ngày càng tăng, theo thống kê, trong hệ thống siêu thị của Việt Nam, có đến 85 – 95% là các thương hiệu Việt.

Mức tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu người tăng nhanh qua các năm gần đây, từ mức 38 kg/người/năm năm 2013 lên mức hơn 50 kg/người/năm, vượt xa mức dự báo của Bộ Công thương là 45 kg/người/năm vào năm 2020.



4. Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam không ngừng gia tăng trong giai đoạn từ 2010 – 9T/2018 nhờ nhu cầu gia tăng nhanh tại các thị trường xuất khẩu chính cũng như việc Việt Nam đẩy mạnh ký kết các hiệp định thương mại.  



Sản phấm nhựa của Việt Nam được xuất khẩu tới rất nhiều thị trường trên thế giới với kim ngạch ngày càng tăng trưởng, các thị trường chính là thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan … trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất. Sản phẩm nhựa chính xuất khẩu nhiều tới thị trường này như sản phẩm túi nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng, đồ dùng trong văn phòng, trường học và vải bạt.



5. Nhập khẩu

Trong 9T/2018, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ nhựa của Việt Nam đạt khoảng hơn 4 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. 

 

Trong 9T/2018, Việt Nam nhập khẩu sản phẩm nhựa từ nhiều nước trên thế giới, trong đó các thị trường cung cấp chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...,



6. Phân tích SWOT

Điểm mạnhĐiểm yếu
  • Ngành nhựa là một trong những ngành kinh tế năng động và có tốc độ tang trưởng nhanh tại Việt Nam.
  • Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp.
  • Sản phẩm nhựa được xuất khẩu đi nhiều nước với kim ngạch không ngừng gia tang.
  • Được hỗ trợ từ chính sách của nhà nước
  • Sản phẩm không bị áp thuế bán phá gí tại EU và Mỹ.


  • Không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.
  • Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
  • Vốn đầu tư, quy mô, công nghệ máy móc sản xuất còn hạn chế.
  • Sản phẩm chưa có nhiều sáng tạo và đa dạng.
  • Thiếu chiến lược lâu dài về thương hiệu và xây dựng kênh phân phối sản phẩm.
  • Hạn chế về tạo nguồn nguyên liệu tái sinh để tạo ra sản phẩm giá rẻ


Cơ hộiThách thức
  • Thị trường nội địa lớn
  • Quá trình hội nhập giúp doanh nghiệp tiếp thu vốn, công nghệ quản lý và đẩy mạnh xuất khẩu


  • Cạnh tranh với các công ty ngoại có lợi thế về tiềm lực tài chính, công nghệ, mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt.
  • Thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa (nhựa PP) gây khó khăn cho doanh nghiệp.
  • Nguy cơ vướng vào các hàng rào kỹ thuật và thương mại tại các thị trường xuất khẩ.
  • Rào cản gia nhập ngành ở mức trung bình nên cạnh tranh trong ngành tương đối cao.



7. Dự báo

Theo dự báo của VIRAC, nhu cầu sử dụng ống nhựa xây dựng sẽ tăng trong giai đoạn tới và ước tính năm 2020 sẽ đạt 285 nghìn tấn. Nghiên cứu này phù hợp với xu hướng chung của thị trường Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách khuyến khích ngành nhựa với vị thế nằm trong các quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành Nhựa tốt nhất thế giới.

• Nhóm sản phẩm Nhựa bao bì có tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ tác động tích cực từ thị trường xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa. 

• Triển vọng của ngành nhựa gia dụng vẫn duy trì tích cực do (1) dân số tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng gia dụng lớn (số dân trong độ tuổi lao động chiếm 50%), (2) thu nhập bình quân đầu người tăng, khoảng 6.1 triệu hộ sẽ ra khỏi diện nghèo trong giai đoạn 2015 – 2050 và nằm trong nhóm có thu nhập 5,000 – 10,000 USD/năm (3) tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng đồ Việt Nam ngày càng tăng.

• Việc Vingroup khởi công dự án Vinfast sẽ là cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước nói chung và ngành sản xuất nhựa kỹ thuật nói riêng phát triển. 

Nội dung về tổng quan ngành công nghiệp được thực hiện với sự hỗ trợ của Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam - VIRAC. 

Để biết thêm chi tiết, xin truy cập https://viracresearch.com/industry

Dữ liệu ngành được lấy từ VIRAC
Phân tích và Báo cáo

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác