Triển vọng thu hút đầu tư từ Đức vào Việt Nam

Trong những năm qua quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU nói chung và giữa Việt Nam với Đức nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu  u, chiếm tới 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngỏ để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác của châu  u. 
Năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, kim ngạch thương mại song phương giảm mạnh chỉ được hơn 10,25 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức chiếm đến 6,6 tỷ USD. Từ khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu  u (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Đức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Chín tháng đầu năm 2020 kim ngạch thương mại song phương đạt 7,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Đức gần 4,9 tỷ USD. 

Về đầu tư, Đức luôn coi Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh và có sức hấp dẫn về thu hút đầu tư. Tính đến hết quý III/2020, Đức có 370 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư 2 tỷ USD; đứng thứ 4 trong các quốc gia thành viên EU, sau Hà Lan, Anh và Pháp; đứng thứ 18 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 
Tuy tổng mức đầu tư không lớn nhưng các dự án đầu tư của Đức có chất lượng tốt và thể hiện thế mạnh của cường quốc công nghiệp. Hiện có hơn 300 tập đoàn lớn của Đức đang đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 2,3 tỷ USD, trong đó có những tên tuổi lớn như Siemens, Messer, Mercedes-Benz, Deutsche Bank, Bosch… Các dự án của Đức phân bố tương đối đồng đều ở các tỉnh thành trên cả nước.
Hiện nay, môi trường và điều kiện phát triển thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và Đức đang rất thuận lợi. Do đó, Việt Nam cần chú trọng xúc tiến thu hút các công ty Đức đầu tư sang Việt Nam để có thể phát triển kỹ thuật, công nghệ cao mang tính bền vững. 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngoài ra, Hiệp định EVFTA và IPA cũng sẽ là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt - Đức trong thời gian tới. Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, EVFTA là hiệp định chất lượng cao, không đơn thuần là giảm và xóa bỏ các dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của hai bên, mà còn hướng Việt Nam đến tiêu chuẩn cao về thương mại và đầu tư quốc tế. Thực thi Hiệp định sẽ giúp cải thiện chất lượng đầu tư ở Việt Nam vì doanh nghiệp muốn xuất hàng đi Đức và EU thì phải tuân thủ tiêu chuẩn và quy chuẩn mà các bạn hàng đề ra. Chưa kể, người châu  u và người Đức có ý thức tiêu dùng cao về các sản phẩm xanh, nên đây là sức ép khiến doanh nghiệp ở Việt Nam xuất khẩu sang Đức và EU phải chú ý phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm hữu cơ. 

Tháng 6/2020 vừa qua, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, Bộ Công thương và Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức đã ký biên bản ghi nhớ về việc thành lập ủy ban kinh tế hỗn hợp, sẽ có sự tham gia đông đảo của nhiều bộ ngành, doanh nghiệp hai bên để trao đổi biện pháp, hướng đi cụ thể thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại-đầu tư giữa hai nước. 


Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác