- Giá bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng
Trong nửa đầu năm 2020, thị trường tài sản công nghiệp nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ cả nhà đầu tư và nhà sản xuất. Đến cuối tháng 6, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trong nước, cho thấy đây là điểm đến an toàn và tiềm năng cho việc di dời sản xuất.
Theophân tích của Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp Savills ViệtNam, trong quý 3/2020, thị trường BĐS công nghiệp chứng kiến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn diễn ra sôi động mặc dù thị trường còn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ông cho biết, việc Tập đoàn Logos Property của Úc đã đầu tư 350 triệu USD cho thương vụ liên doanh BĐS logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam là ví dụ điển hình cho xu hướng này. Ngoài ra, ông cũng dẫn chứng một loạt các nhà đầu tư khác như “gã khổng lồ” kho bãi châu Á - GLP đang lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam; Tập đoàn SLP cũng đã ra mắt liên doanh 1,5 tỷ USD tại Việt Nam; Công ty Mirae Asset Daewoo Co. và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu USD vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở tỉnh Bắc Ninh....
Bên cạnh đó, hoạt động thu hút đầu tư vào sản xuất sôi động cũng góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng thị trường BĐS công nghiệp từ đầu năm 2020 đến nay.Tập đoàn điện tử Pegatron (Đài Loan) là nhà cung ứng linh kiện cho Apple, đãđầu tư hơn 19 triệu USD vào Hải Phòng cho giai đoạn đầu trong chuỗi kế hoạch mởrộng tại Việt Nam. Đặc biệt trong quý 3/2020, Hà Nam đón đầu làn sóng FDI cao nhất cho lĩnh vực chế biến, chế tạo với hơn 447 triệu USD, tiếp đó là Hải Phòng với 438 triệu USD.
Tăng trưởng bất động sản công nghiệp
Theo số liệu thống kê, đầu tư tăng trưởng kéo theo nhu cầu tiếp tục vượt cung với tỷlệ lấp đầy BĐS công nghiệp đạt 76% trên toàn quốc, đặc biệt tại các tỉnh thành phát triển công nghiệp trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở miền Namvà Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Phòng ở miền Bắc. Dự kiến trong năm 2021 và 2022,các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, đây là cơ hội để các nhàđầu tư tung ra nhiều dự án BĐS công nghiệp hơn để bắt kịp và đáp ứng các khoảnđầu tư sản xuất giá trị cao.
Ngoàira, các DN nội địa và đặc biệt là DN nước ngoài đang có xu hướng tìm kiếm thuênhà xưởng tiền chế nhằm giúp các DN chủ động nguồn vốn, tiết kiệm chi phí, tiếtkiệm thời gian và có thể đi vào hoạt động ngay. Ngoài ra, do nhu cầu tăng caodẫn đến thiếu quỹ đất cũng như tỷ lệ chuyển dịch đất công nghiệp cao tại TP. HồChí Minh, nhiều DN đang có xu hướng chuyển về các tỉnh lân cận, đặc biệt nhưLong An, Tây Ninh...
Theotình hình thực tế trong thời gian qua, thị trường BĐS công nghiệp tại Việt Namtăng trưởng mạnh và sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2021. Các nhà đầu tư vàngười thuê cố gắng nhanh chóng hoàn tất các cuộc đàm phán cũng như đạt được cácthỏa thuận song phương với các đợn vị phát triển BĐS để chốt được mức giá cólợi nhất trong khi các chủ đầu tư vẫn có thể linh hoạt đàm phán trong bối cảnhđại dịch. Đây chính là cơ hội, là thời điểm chuyển mình cho bất động sản côngnghiệp Việt Nam.