Thông tin về đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam năm 2020

Quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam-Thái Lan đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực trong thời gian qua, đặc biệt là hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư. Về thương mại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Thái Lan, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Thái Lan trong gian đoạn 2016 – 2019 chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam với tất cả các nước trong ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2018 đạt 17,2 tỷ USD, năm 2019 đạt 17,5 tỷ USD trong năm 2019 và 13,5 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2020.

Thái Lan hiện là nhà đầu tư lớn thứ 9 trong số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 549 dự án, tổng vốn đầu tư 10.80 tỷ USD. Trong quý I/2020, nhà đầu tư Thái Lan đã rót 43,64 triệu USD vào Việt Nam cho hoạt động đầu tư, góp vốn mua cổ phần. Việt Nam đang là điểm đến yêu thích của nhiều nhà đầu tư Thái Lan với vốn đầu tư tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản và các thương vụ mua bán sáp nhập trong ngành bán lẻ, tiêu dùng.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam cho biết: doanh nghiệp Thái Lan đang tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam. Tập đoàn CP và SCG là những thương hiệu quen thuộc đối với người Việt. Trong khi đó, Tập đoàn Central Group và TCC đang phát triển kinh doanh trong thị trường bán lẻ. Các nhà đầu tư Thái Lan rất quan tâm đến các lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng nhanh, bất động sản đô thị - nghỉ dưỡng, năng lượng sạch, dược phẩm và viễn thông... của Việt Nam. Sở dĩ có sự quan tâm đầu tư như vậy vì Việt Nam đang đi theo con đường phát triển như Thái Lan trong vài thập niên trước, như tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng đông. Việt Nam có thị trường tiêu dùng nội địa đang phát triển tốt, vị trí địa lý thuận lợi, chi phí sản xuất thấp, rất thích hợp để phát triển ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa cho cả khu vực ASEAN. Chưa kể đến các Hiệp định thương mại Việt Nam đã và sẽ ký với các khu vực thị trường lớn khác. Cách thức đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan là nhắm vào doanh nghiệp Việt Nam lớn, sẵn sàng trả giá cao để mua đứt doanh nghiệp/dự án Việt Nam mà họ thấy có tiềm năng phát triển. 


VIETDATA-Hậu COVID-19: Làn sóng đầu tư thứ ba từ Hàn Quốc sẽ chú trọng vào lĩnh vực nào?

Không chỉ đánh giá cao tiềm năng từ thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam mà các yếu tố về tốc độ tăng trưởng, dân số trẻ, xu hướng tiêu dùng nội địa gia tăng và dung lượng thị trường ở hầu hết lĩnh vực còn rất lớn, cộng với những tương đồng về văn hóa xã hội giữa 2 nước là những điều kiện tốt khiến cho các nhà đầu tư Thái Lan quyết định chọn thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng đã nhận định rõ về việc doanh nghiệp Thái Lan sẽ vừa cung cấp các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp, chăn nuôi để kiểm soát tận gốc nguồn nuôi trồng; vừa đầu tư để thâu tóm lĩnh vực phân phối; đồng thời đưa hàng Thái Lan vào phục vụ người Việt để thay thế hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Thái Lan cũng sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu từ Việt Nam ra thị trường toàn cầu. 

Dưới đây là danh sách một số nhà đầu tư lớn của Thái Lan tại Việt Nam:

1. Tập đoàn Amata Group
5 tập đoàn lớn của Thái Lan

Khu công nghiệp Amata tại Đồng Nai.
Vào năm 1994,Tập đoàn Amata của ông Vikrom Kromadit (Thái Lan), nhà phát triển thành phố công nghiệp lớn của châu Á, đã tạo tiếng vang lớn tại Việt Nam khi đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai với diện tích 700ha. Tổng vốn đầu tư vào khu công nghiệp thuộc hạng “kiểu mẫu” này đến nay đã lên tới hơn 1,9 tỷ USD.
Sau 18 năm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, năm 2012, Amata quyết định góp vốn với Tổng công ty phát triển khu công nghiệp Sonadezi (tỉnh Đồng Nai) đầu tư dự án Amata Express City tại Long Thành, Đồng Nai với quy mô 1.285ha, theo tỷ lệ Amata sẽ nắm giữ 80,5% và Tổng công ty phát triển khu công nghiệp Sonadezi góp 19,5%. Trong tổng diện tích, có 410ha dành cho khu công nghiệp công nghệ cao, phần còn lại dành cho khu đô thị dịch vụ, dân cư, trung tâm tài chính… Tổng vốn đầu tư dự án đạt 530 triệu USD.
Ngoài các dự án trên, Amata còn tiến ra Quảng Ninh lập dự án Future City 3.000 ha (khu công nghiệp kết hợp đô thị) để thu hút các nhà đầu tư Thái.







2. Tập đoàn CP – doanh nghiệp số 1 ngành chăn nuôi Việt Nam

5 tập đoàn lớn của Thái Lan 2

Nhà máy CP Việt Nam tại Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai).
Ngay từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) thành lập năm 1921 đã chính thức gia nhập thị trường. Đến năm 1993, công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam được thành lập và xây nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai.
Các lĩnh vực hoạt động C.P. Việt Nam gồm: nông – công nghiệp, ngành thực phẩm khép kín: Chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm và thủy sản. Từ đó cho đến nay, C.P. Việt Nam (CPV) không ngừng mở rộng sản xuất và hoạt động trong 3 lĩnh vực chính: Ngành thức ăn chăn nuôi (Feed), ngành trang trại (Farm), ngành thực phẩm (Food).
Theo báo cáo của công ty, năm 2014, C.P Vietnam đạt doanh thu 2,07 tỷ USD, trong đó riêng mảng thức ăn chăn nuôi đạt 867 triệu USD. Phần còn lại đến từ chăn nuôi và chế biến thực phẩm với 1,2 tỷ USD. Điều đáng nói là, không nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đạt được con số doanh thu ấn tượng lên tới hơn 2 tỷ USD như CP Việt Nam.
Với quy mô khoảng 6 tỷ USD/năm cho thức ăn chăn nuôi và 18 tỷ USD/năm cho các sản phẩm thịt, ngành chăn nuôi Việt Nam là một thị trường cực kỳ hấp dẫn. Và CP đang nắm được và dẫn đầu cơ hội này tại thị trường Việt Nam.


Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác