Vĩnh Long là tỉnhthuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha là tỉnh lớn thứ hai trong khu vực tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn cảnh Vĩnh Long
Nguồn: Internet
Trong 5 năm gần đây, kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả vànăng lực cạnh tranh. Mặc dù cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm nhưng vẫn theo hướng hiện đại, từng bước hình thành mô hình kinh tế có chất lượng, khả năng cạnh tranh tốt và phát triển bền vững hơn. Quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2020 ước đạt 55.534 tỷ đồng, tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 4,6%/năm (so sánh theo giá năm 2010).
Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi các nguyên nhân về hệ thống giao thông, nguồn lao động, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch mà các cấp lãnh đạo đã nỗ lực tạo ra.
Vĩnh Long là tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên có hệ thống giao thông đường thủy, bên cạnh đó tỉnh là trung tâm vùng ĐBSCL nên thuận tiện cho việc di chuyển giữa các vùng lân cận. Về hệ thống giao thông đường bộ, tỉnh có Quốc lộ 1A đi ngang qua và các quốc lộ khác như Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57 và Quốc lộ 80. Với vị trí thuận lợi như vậy đã tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.
Nguồn lao động có tay nghề cao là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Nhận thức được vấn đề này, tỉnh Vĩnh Long luôn chú trọng đến việc phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề. Hiện nay, Vĩnh Long đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về số lượng trường Đại học, Cao đằng. Tính đến năm 2019, số lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh đạt 622.369 người trong đó tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật đạt 71,04% (tăng 5,85% so với năm 2018), lao động qua đào đạo nghề đạt 50,07% (tăng 8,54%).
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện nay đang được đẩy mạnh phát triển. Theo đó hệ thống giao thông ngày càng được mở rộng và từng bước hoàn chỉnh, bảo đảm kết nối các đô thị, các vùng và khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tập trung ở các địa phương.
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, các chính sách hỗ trợ đầu tư,… tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực này mà trong năm 2020, Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có Quyết định ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2021 tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận các dựán trọng điểm của tỉnh.
Hiện nay, tỉnh đang tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức xúc tiến đầu tư như: Cơ quanXúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu (Eurocham),… để đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư vào tỉnh, đặc biệt làđầu tư vào các lĩnh vực: khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư sản xuất, chế biến nông sản; đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp,… với việc ưu tiên các nhà đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.