Cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển nội địa và logistic năm 2021

Đúng như dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong năm 2021 lĩnh vực cảng biển và logistic tiếp tục thu hút đầu tư và phát triển mạnh. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về việc dự án Trung tâm logistic tại dự án trung tâm logistics Cái Mép Hạ trên địa bàn Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu nhận được sự quan tâm của Hà Lan và Bỉ. Hai nước cũng đã có nhiều văn bản gửi tới Thủ tướng đề nghị giao cho liên danh các nhà đầu tư EU-VN gồm Công ty Besix - Công ty IPEI (Bỉ) - Công ty Hateco (Việt Nam) - Công ty Boskalis (Hà Lan) thực hiện.
Đề xuất này phù hợp với mục tiêu của nước ta giai đoạn tới là nâng công suất hàng hóa hàng năm tại các cảng lên 1,14-1,42 tỷ tấn, mà trọng tâm là phát triển cảng Hải Phòng và cảng Cái Mép đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cảng Cái Mép (CMIT) hiện là một trong 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới với trọng tải hơn 214.000 tấn, sức chở hơn 18.300 container, dài gần 400m, rộng 59m. Với sự phát triển của hệ thống cảng biển tiêu chuẩn quốc tế, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được xếp lên các tàu mẹ kích cỡ lớn, đi thẳng đến các thị trường lớn như châu  u, Mỹ mà không cần trung chuyển qua các cảng trung chuyển như Singapore, Malaysia... Điều đó giúp tiết kiệm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh, giảm thời gian chuyên chở, từ đó hàng hóa sớm tiếp cận với thị trường. 
Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải: Ưu thế giúp Phú Mỹ phát triển năm 2020


Việc triển khai thành công một trung tâm logistics quy mô 1 tỷ USD tại đây có thể giúp đón tàu container trọng tải lớn để đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới. Bên cạnh đó, việc này còn thúc đẩy các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, chở hàng hóa, nông sản từ ĐBSCL tới Cái Mép Hạ và đi ra thế giới. Năm 2021 khởi đầu với một tin vui cho lĩnh vực logistic Việt Nam sẽ là một bước đột phá để tái cấu trúc, thu hút đầu tư trong lĩnh vực vận tải nói chung và vận tải đường thủy nội địa nói riêng của Việt Nam. 
Theo Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, chi phí không chính thức chiếm khoảng 15-25% cước vận tải và phải tính vào tổng chi phí vận tải. Hiện nay chi phí vận chuyển hàng hóa nội địa đang rất cao, thâm chí cao hơn so với chi phí vận tải quốc tế. Ví dụ: chi phí vận chuyển một container tôm từ Việt Nam sang Mỹ chỉ 41 triệu đồng, từ Việt Nam sang Nhật Bản là 15 triệu đồng thì vận chuyển một container tôm từ TP.HCM ra Hà Nội mất 80 triệu đồng, cao gấp đôi vận chuyển ra nước ngoài. Lý do chi phí vận chuyển nội địa và logistics ở Việt Nam bị đẩy lên quá cao gồm:
- Một là do hoạt động logistics ở Việt Nam quá phức tạp, nhiều chi phí, kể cả chi phí không chính thức nên đẩy chi phí logistics tăng cao.
- Hai là việc kết nối giữa các loại hình vận tải, đặc biệt là giữa đường thủy nội địa với đường bộ không đồng bộ. Về nguyên tắc, chi phí vận tải thủy nội địa rẻ hơn nhiều so với đường bộ, nhưng sự kết nối giữa các công đoạn để làm thủ tục thiếu đồng bộ, chờ đợi bốc xếp ở hai đầu quá lâu, kéo dài thời gian dẫn đến "tắc" đủ thứ, đẩy giá thành lên cao. 
- Ba là chi phí không chính thức bao gồm chi phí không chính thức trên đường đi (lộ phí) đã tương đương tiền dầu và chi phí không chính thức ở các cảng bốc xếp đã chiếm khoảng 15-25% cước vận tải đường thủy. Năng suất bốc xếp ở các đầu bến không đạt yêu cầu, vì chỉ có một số cảng bến xây sau này mới có hệ thống cơ giới bốc xếp hiện đại, còn lại hầu hết các cảng bến nhỏ, cơ giới bốc xếp thô sơ, lạc hậu. Là do hiện nay việc quản lý các cảng bốc xếp rất khó khăn, không rõ ràng, cảng tư nhân không ra cảng tư nhân, cảng nhà nước không ra cảng nhà nước.
- Bốn là chi phí BOT rất cao.
- Năm là cơ sở hạ tầng ở khâu đầu - nếu là xuất đi hoặc khâu cuối - nếu là nhập về, rất yếu kém, đẩy chi phí vận chuyển lên cao. Ví dụ, chi phí để một nông dân chở lúa từ đồng ruộng ra được bến sông nước khoảng 5km đã bằng cước phí chở cả trăm cây số trên sông nước. Như vậy là hạ tầng logistic chưa đồng bộ, có khâu rẻ có khâu đắt, nhưng cộng lại thì chi phí cao.
Để khắc phục tình hình này, giải pháp để giảm chi phí vận chuyển nội địa được đưa ra là Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ Ngành liên quan phối hợp tạo cơ chế và môi trường để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực vận tải, logistics. Dự án đầu tư trên đây của Công ty Besix - Công ty IPEI (Bỉ) - Công ty Hateco (Việt Nam) - Công ty Boskalis (Hà Lan) vào Cảng Cái Mép là một ví dụ: vừa giúp hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang thẳng các thị trường lớn như Châu  u, Mỹ (không phải qua các cảng trung chuyển như Singapore), vừa tạo lập hạ tầng logistics hiện đại, vừa thúc đẩy các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, chở hàng hóa, nông sản từ ĐBSCL tới Cái Mép Hạ theo hướng chuyên nghiệp, giảm thiểu chi phí.


Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác