Đài Loan quan tâm tới hợp tác đầu tư với Việt Nam trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng

Hiện nay, việc phát triển và làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia là một trong những nhiệm vụ cụ thể Bộ TT&TT được Chính phủ giao, theo Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phải do chính doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và làm chủ để phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Lực lượng an toàn an ninh mạng (ATANM) có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng.
Theo thống kê từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin & Truyền thông), tính đến quý III/2019, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về nhiễm mã độc, đứng thứ hai khu vực Đông - Nam Á về tấn công email và thứ ba thế giới về tấn công botnet. Năm 2021, theo dự báo các chi phí liên quan đến vấn đề vi phạm bảo mật, tội phạm mạng, an ninh mạng sẽ tiêu tốn của các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới 24,7 USD mỗi phút, tăng 2 USD so với năm 2020. Điều này có nghĩa là, sẽ mất ít nhất 11,4 triệu USD mỗi phút cho các vấn đề liên quan đến vi phạm an ninh mạng trong năm 2021. Vì vậy, trong những năm vừa qua, mức độ đầu tư của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam dành cho các giải pháp bảo mật đã có sự cải thiện đáng kể. 
Thống kê cũng cho thấy, bên cạnh sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm, doanh thu an toàn thông tin cũng đã liên tục trong những năm gần đây: tăng từ hơn 400 tỷ đồng năm 2016 lên 1.900 tỷ đồng trong năm 2020. Năm 2019, tỷ lệ đầu tư cho an toàn thông tin chiếm khoảng 5% tổng mức đầu tư cho CNTT. Đến 2020, Bộ TT&TT đang đẩy tỷ lệ này lên 10%. Tỷ lệ chi cho ATANM năm 2021 dự kiến sẽ tăng 3-4 lần so với năm 2020. Bộ TT&TT đang xây dựng Đề án phát triển ngành công nghiệp ATANM; đồng thời xây dựng, hoàn thiện dự thảo Quyết định về mua sắm máy móc, thiết bị bảo đảm an toàn thông tin để thúc đẩy nhu cầu sử dụng các sản phẩm ATANM trong nước; đặt mục tiêu đưa giá trị thị trường ATANM năm 2021 tăng khoảng 30% so với năm 2020.

VIETDATA-Hậu COVID-19: Làn sóng đầu tư thứ ba từ Hàn Quốc sẽ chú trọng vào lĩnh vực nào?

Chính vì doanh thu an toàn thông tin năm 2020 đã tăng tới trên 50% và tỷ lệ chi cho an toàn an ninh mạng cũng ngày càng tăng, cùng với định hướng phát triển ngành công nghiệp ATANM mà các nhà đầu tư Đài Loan vốn rất mạnh trong lĩnh vực ICT đang rất quan tâm đến Việt Nam. Dự báo năm 2021 sẽ có nhiều nhà đầu tư Đài Loan đến Việt Nam hợp tác, đầu tư, góp vốn, mua cổ phiếu, M&A trong lĩnh vực ATANM.
Hiện nay Đài Loan đứng trong top 5 dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam. Các khoản đầu tư lớn của Đài Loan vào Việt Nam là vào các ngành sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, điện tử và sản xuất quang học, công nghiệp dệt, kim loại cơ bản, hóa chất. Hiện Đài Loan có hơn 10 ngân hàng mở chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam.


Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác