BẠC LIÊU – ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ VÙNG ĐỒNG BÀNG SÔNG CỬU LONG

Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, trong 9 tháng đầu năm 2020, Bạc Liêu là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI với tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD, chiếm khoảng 18,86% tổng mức đầu tư của cả nước.

        Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam, với diện tích đất tự nhiên là 2.669 km2,chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực ĐBSCL.

            Với vị trí địa lý nằm giáp biển, thời tiết ôn hòa, đất đai bằng phẳng, dân cư sinh sống khá đông đúc, đãvà đang hình thành các khu dân cư đô thị ven biển và chiếm gần 34% dân số toàn tỉnh, Bạc Liêu hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tếbiển như: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản,công nghiệp chế biến, dịch vụ tổng hợp, du lịch và giao thông, có ý nghĩa quantrọng tác động vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

 


Cánh đồng điện gió tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

(Nguồn:Internet)

Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Bạc Liêu định hướng phát triển kinh tế với 5 trụ cột gồm: nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo; năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí; phát triển du lịch; phát triển thương mại - dịch vụ, giáo dục, y tế chất lượng cao; phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, Bạc Liêu có thể được coi là tỉnh đi đầu của vùng ĐBSCL phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo, đem lại tiềm năng việc trong thu hút đầu tư với 03 điểm mạnh: bờ biển dài hơn 56 km, vùng ven biển có gió mạnh, ổn định, bình quân gần 7 m/s; thời tiết quanh năm có nắng với số giờ nắng bình quân đạt trên 2.900 giờ/năm; địa hình tương đối bằng phẳng, rất ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, động đất, sóng thần.... Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính cũng đang được các cấp Lãnh đạo Tỉnh cải cách, xây dựng hoàn chỉnh giúp đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính trong thực hiện các dự án đầu tư (quy hoạch, xây dựng, giải phóng mặt bằng, cấp phép,…); nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm hành chính công;…

Với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chính quyền địa phương đã có những chính sách hỗ trợ tốt nhất đối với nhà đầu tư, bên cạnh đó, các quy định về thủ tục, đất đai và cơ sở hạ tầng cũng được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận nhà đầu tư cũng được Ban Lãnh đạo Tỉnh đổi mới với định hướng thuhút đầu tư rõ ràng, Lãnh đạo Tỉnh chủ động tiếp cận, gặp gỡ, mời chào các dự án, các nhà đầu tư, tập đoàn trong và ngoài nước có năng lực.

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác