Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ:
Điện thoại
0905851125
Fax:
Email:
ntlphuong.ipbsa@thuathienhue.egov.vn
Website:
Các lĩnh vực ưu tiên:
Các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch như: công nghiệp phần mềm, vật liệu mới, cơ khí chính xác, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện, điện tử, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; sản xuất thiết bị y tế, dược phẩm; công nghiệp dệt may - nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, sản xuất giày dép, đồ nhựa; các ngành công nghiệp phục vụ cảng, vận tải biển; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản phục vụ xuất khẩu Dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN; các ngành chế biến thủy sản, nông sản; công nghiệp dệt – nhuộm – may, công nghiệp dệt may; sản xuất nông ngư cụ,…
Vị trí địa lý:
Thừa Thiên Huế có cửa ngõ giao thương thuận lợi bao gồm trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam; nằm trên Hành lang kinh tế Đông – Tây nối Việt Nam với Lào, Thái Lan và Myanmar, là cửa ngỏ ra biển Đông của hành lang kinh tế quan trọng này. Thừa Thiên Huế nằm trên con đường di sản Huế – Phong Nha Kẻ Bàng – Đà Nẵng – Hội An, và là trung tâm của con đường di sản Việt Nam: Hạ Long – Phong Nha – Huế - Hội An – Mỹ Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh.
Diện tích:
5048,2
Dân số:
1.160.224
Địa hình:
Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.
- Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.
- Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.
- Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2.
Đơn vị hành chính: Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông).
Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất
Đất đai tại đây khá đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431 ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên.
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước dưới đất tại Thừa Thiên Huế khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng. Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh phân bố từ vùng rừng núi, gò đồi đến đồng bằng ven biển, đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng.
Tài nguyên rừng
Phần lớn núi rừng tại Thừa Thiên Huế nằm ở phía tây, có độ cao từ 250m trở lên, chủ yếu phân bố ở phía Tây của tỉnh và kéo dài từ ranh giới Quảng Trị ở phía Bắc đến ranh giới tỉnh Quảng Nam về phía Nam. Địa hình phức tạp, dãy Trường Sơn Bắc thuộc núi cao trung bình và núi thấp với đỉnh cao nhất là động Ngại 1.774m. Tổng diện tích vùng núi rừng chiếm khoảng 308.825ha.
Tài nguyên khoáng sản
Đến nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp. Bao gồm: các khoáng sản phi kim loại; nhóm vật liệu xây dựng; sa khoáng titan với trữ lượng dự báo hơn 7 triệu tấn; than bùn có trữ lượng gần 1,7 triệu tấn, tập trung chính ở khu vực Phong Điền và một số nơi như Phú Vang, Phú Lộc là nguồn tài nguyên được đánh giá có triển vọng phục vụ chế biến phân vi sinh; cát trắng tập trung chủ yếu ở huyện Phong Điền và Phú Vang với tổng tài nguyên dự báo hơn 38,78 triệu tấn.
Tài nguyên du lịch: Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên - đô thị - văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch, là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha-Kẻ Bàng) và gần với các Thành phố cố đô của các nước trong khu vực.
Thành phố Huế với các danh hiệu tiêu biểu có thể kể đến như: “thành phố Festival của Việt Nam”, “thành phố Văn hóa Asean”, thành phố xanh quốc gia đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới bình chọn.
Đặc biệt, thành phố Huế là địa phương duy nhất của Việt Nam được Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2024 công nhận danh hiệu “Thành phố du lịch sạch ASEAN 2024”. Đây là lần thứ 3 Huế vinh dự được nhận giải thưởng này (2018, 2020 và 2024). Huế còn là thành phố đứng thứ 8 trong số 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới 2024 theo Giải thưởng Travelers’ Choice Best of the Best Destinations của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor 2024.
Tài nguyên con người: ▪ Dân số trong độ tuổi lao động: 532,440 người, chiếm 45 %
▪ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động được học nghề: 75.34%
▪ Tỷ lệ hoàn thành chương trình đạo tạo nghề có chứng chỉ: 55-58%
Giao thông: - (Đường bộ):
+ Bao gồm tuyến Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường bộ cao tốc Bắc – Nam, tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và hệ thống đường ngang kết nối đồng bộ.
+ Đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 102,4 km. là trục động lực xuyên miền Trung, đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 1A.
+ Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng - trung tâm trung chuyển quốc tế của miền Trung Việt Nam khoảng 100km, tương đương 1,5 giờ lái xe. Hai đô thị quan trọng nhất miền Trung Việt Nam được kết nối với nhau bằng quốc lộ 1A với hệ thống hầm đường bộ hiện đại như hầm Hải Vân, Phú Gia và Phước Tượng, rút ngắn khoảng cách giữa hai đô thị.
+ Tỉnh đang triển khai dự án Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An với mục tiêu hình thành tuyến đường du lịch ven biển xuyên suốt từ Bắc đến Nam, đi dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân tại các xã ven biển nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
- (Đường thủy):
+ Với thế mạnh là đường bờ biển dài 128km, Thừa Thiên Huế có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với độ sâu tự nhiên từ 9 đến 14m hiếm có; cảng nước sâu Chân Mây đảm bảo đón được các tàu trọng tải lớn nhất thế giới.
+ Cảng biển nước sâu Chân Mây (cảng loại I Quốc gia) tiếp nhận tàu 70.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000 TEU hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tàu khách quốc tế đến 225.000 GT; tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện và phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực.
+ Cảng Thuận An (cảng loại II của địa phương) tiếp nhận tàu 3.000 – 5.000 tấn.
+ Đường thủy có tổng chiều dài 560 km gồm sông và đầm phá.
(Đường sắt): Tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh chạy dọc Quốc lộ 1A qua tỉnh Thừa Thiên Huế với chiều dài 112,5 km.
(Hàng không):
+ Ngày 28/4/2023, Nhà ga T2 sân bay Phú Bài đã được đưa vào khai thác với mục đích nâng công suất hoạt động từ 1,5 triệu hành khách/năm lên 5 triệu khách/năm (trong đó 4 triệu khách nội địa), bảo đảm phục vụ 2.500 hành khách giờ cao điểm.
+ Sân bay quốc tế Phú Bài hiện đang thực hiện đúng sứ mệnh lịch sử: Đưa Thừa Thiên Huế hội nhập quốc tế sâu rộng.
Hệ thống điện: Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận điện từ hệ thống điện Quốc Gia qua các tuyến đường dây 110 kV Đà Nẵng - Huế (chiều dài 86 km dây dẫn 2xACSR-185), tuyến Đồng Hới – Huế (mạch đơn ACSR-185) và đường dây mạch đơn 220 kV Hòa Khánh - Huế (chiều dài 80 km, dây dẫn ACSR-400) thông qua các trạm biến áp sau: Trạm 220 kV Huế có công suất 1x125 MVA điện áp 220/110 kV, trạm này vận hành từ 08/2002, được xây dựng trên cơ sở mở rộng trạm 110 kV Huế 1, nằm trên địa bàn xã Thủy An – Thành phố Huế (gần Ngự Bình). Trạm 220 kV Huế nhận điện từ trạm biến áp 500 kV qua đường dây 220 kV Đà Nẵng - Huế.
Hệ thống nước:
Hệ thống Bưu chính viễn thông:
Hệ thống Khu công nghiệp: Các Khu công nghiệp chính:
+ Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
+ Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt
+ Khu công nghiệp Quảng Vinh
+ Khu công nghiệp Phú Đa
+ Khu công nghiệp La Sơn
+ Khu công nghiệp Phú Bài
+ Khu công nghiệp Tứ Hạ
+ Khu công nghiệp Phong Điền
Cơ cấu kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế:
+ Công nghiệp và Xây dựng (5.12%), Dịch vụ ( 8.64%), Nông lâm ngư nghiệp (3%)
- Kim ngạch (giá trị) xuất – nhập khẩu:
+ Xuất khẩu: 1378 triệu USD
+ Nhập khẩu: 800 triệu USD
Tốc độ tăng trưởng:
- Tốc độ tăng trưởng GRDP: 72,865 tỷ đồng
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 2680 USD/năm, tăng 8.5-9.5% so với năm 2022
Thu hút đầu tư:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 2023:
Số lượng dự án: 121 dự án
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 3.427.163.000 USD