Ban Quản lý Khu kinh tế Long An
Địa chỉ:
25 QL62, Phường 2, Tân An, Long An
Điện thoại
0272 3825 445
Fax:
Email:
Website:
https://bqlkkt.longan.gov.vn/
Các lĩnh vực ưu tiên:
Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản
Vị trí địa lý:
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với 137,7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Với cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, Long Ancó khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu.
Diện tích:
4.491,87
Dân số:
2,003
Địa hình:
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,… trong đó lớn nhất à sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An.
Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Tân An) và 13 huyện (Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng).
Tài nguyên thiên nhiên: Long An có diện tích đất tự nhiên 435.500 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 301.300 ha, diện tích đất lâm nghiệp: 69.600 ha. Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 29, 77 triệu cây cừ tràm. Ngoài ra, Long An còn có nguồn tài nguyên khoáng sản như: than bùn ở Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh; đất sét và cát xây dựng.
Tài nguyên du lịch:
Long An có nguồnt ài nguyên du lịch phong phú. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 7/53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử như Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc, Nhà trăm cột ở Cần Đước,… Ngoài ra, Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước)…cũng là nguồn thu hút khách du lịch lớn. Đây là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
Tài nguyên con người: Tỉnh Long An có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và lựclượng lao động có trình độ chuyên môn và năng suất cao phục vụ cho sản xuấtcông nghiệp. Tính từ tháng 07/2019, Long An thu hút gần 140.000 lao động bao gồmhàng chục ngàn lao động ngoại tỉnh và 3.000 chuyên gia nước ngoài. Hiện tỷ lệlao động qua đào tạo tại Long An chiếm 65% trong năm 2019. Dự báo, giai đoạn năm 2020 - 2025 sẽ tăng lên đến 70% (Theo số liệu từ các công bố Quy hoạch kinhtế xã hội và Quy hoạch nhân lực giai đoạn đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An).
Giao thông: Ngoài kết nối trong nội tỉnh, đầu năm 2022, Long An chuẩn bị triển khai một loạt dự án kết nối với TP.HCM, Tiền Giang, Đồng Tháp…. Tiến độ dự án vành đai 3, 4 kết nối với TP.HCM và tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (Đồng Nai) và tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành (Bình Phước) – đến huyện Đức Hòa cũng đang được tập trung phối hợp để sớm thông tuyến. Sự hình thành nhiều tuyến đường kết nối không chỉ tạo thuận tiện cho lưu thông mà còn kéo theo sự phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư tập trung, làm tiền đề phát triển đô thị trong tương lai.
Hệ thống điện: Toàn tỉnh có 100% xã có lưới điện quốc gia về đến trung tâm và có 92,7% hộ dân cư có điện thắp sáng. Ngoài ra còn có những đơn vị lớn tự đầu tư trạm riêng như Cty TNHH Giày Ching Luh(có công suất:25 MVA); Cty TNHH Formosa Taffeta Việt Nam(có công suất 10 MVA); Cty Vina-Chung Shing(có công suất 25MVA).
Hệ thống nước: Tỉnh và các huyện đều có nhà máy cấp nước. Nhà máy nước Tân An có công suất 15.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Gò Đen với công suất 7.200 m3/ngày đêm, nhà máy nước Bình Ảnh với công suất 15.000m3/ngày đêm
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Có đầy đủ các dịch vụ internet, đầy đủ các mạng điện thoại; các huyện, xã đều có trung tâm bưu chính viễn thông.
Hệ thống Khu công nghiệp: Long An hiện có 29 KCN là Cảng Quốc tế Long An, Cầu cảng Phước Đông, Cầu Tràm, Đông Nam Á( Bắc Tân Tạp), Tân Kim, Tân Kim mở rộng, Nhựt Khánh, Hòa Bình, Long Hậu, Đức Hòa I-Hạnh Phúc, Thuận Đạo, Thuận Đạo mở rộng, Xuyên Á, Vĩnh Lộc 2, Phúc Long, Tân Đức, Đức Hòa III-Việt Hóa, Đức Hòa III- Thái Hòa, Đức Hòa III- Anh Hồng, Đức Hòa III- Hồng Đạt, Đức Hòa III- Resco, An Nhựt Tân, Tân Đô, Phú An Thạnh, Hải Sơn, DNN- Tân Phúc, Nam Thuận( Đại Lộc), Thịnh Phát, Việt Phát
Cơ cấu kinh tế:
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng16,09% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 50,70%; khu vực dịch vụ chiếm27,34%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,87% (cơ cấu tương ứng củacùng kỳ năm 2021 là: 17,48%; 49,25%; 27,42%; 5,85%).
Tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 đạt 8,46%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả nướclà 8%;
Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 21.070 tỷ đồng, đạt 121,4% dự toán, tăng 12,7% so với cùng kỳ.
Trong đó, khu vực I (nông, lâm, thủy sản) tăng 0,71%; khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng 10,86%; khu vực III (thương mại,dịch vụ) tăng 9,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,86%.
Thu hút đầu tư:
▪ Tổng đầu tư nước ngoài: 854 dự án FDI, 5.757,93 triệu USD
▪ (Đầu tư Hàn Quốc): 144 dự án, 807 triệu USD,
+ Hàn Quốc xếp hạng thứ tư về số vốn trong số 40 quốc giađầu tư vào tỉnh
+ Hàn Quốc xếp hạng thứ nhì về số dự án trong số 40 quốcgia đầu tư vào tỉnh