Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng
Địa chỉ:
Tầng 18, Trung tâm hành chính, 24 Trần Phú, Đà Nẵng
Điện thoại
84-236-3886243
Fax:
84-236-3810056
Email:
ipc@danang.gov.vn
Website:
http://www.ipc.danang.gov.vn/
Các lĩnh vực ưu tiên:
Vị trí địa lý:
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Diện tích:
1 283.42
Dân số:
1 134 310
Địa hình:
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
Đơn vị hành chính: 6 quận (Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Hải Châu) và 2 huyện (Huyện đảo Hoàng Sa, Hòa Vang)
Tài nguyên thiên nhiên: : * Tài nguyên đất:
Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.
Trong 128.488 ha diện tích, chia theo loại đất có: đất nông nghiệp: 69.868 ha (trong đó, đất sản xuất nông nghiệp: 6.748 ha; đất lâm nghiệp có rừng: 62.921 ha); đất phi nông nghiệp: 54.673 ha (trong đó, đất ở: 7.308 ha; đất chuyên dùng: 43.347 ha) và đất chưa sử dụng: 3.947 ha.
* Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 62.921 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng: 32.695 ha; rừng phòng hộ: 8.566 ha; rừng sản xuất: 21.660 ha.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 42,5%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
* Tài nguyên khoáng sản:
Đà Nẵng là nơi tập trung trữ lượng lớn đá và cát. Đá hoa cương có ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã được cấm khai thác. Đá xây dựng là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố. Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc. Đây là loại đá filit màu xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x 10) x 0,3-0,5m, trữ lượng khoảng 500.000m3.
Cát trắng tập trung ở Nam Ô với trữ lượng khoảng 5 triệu m3. Cát, cuội sỏi xây dựng có ở lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.
Ngoài ra còn có các loại khác như đất sét, trữ lượng khoảng 38 triệu m3; nước khoáng ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày; đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
Tài nguyên du lịch: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt...
Tài nguyên con người: Lực lượng lao động của Đà Nẵng được đánh giá có chất lượng hàng đầu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần một phần tư lực lượng lao động. Tác phong công nghiệp, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao là những điểm mạnh của lực lượng lao động Đà Nẵng. Chi phí lao động ở Đà Nẵng thấp hơn so với một số thành phố khác trong cả nước
Giao thông: 1. Đường bộ
Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai đường quốc lộ: Quốc lộ 1A, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân khiến cho thời gian lưu thông được rút ngắn và giảm tai nạn giao thông trên đèo Hải Vân
2. Đường sắt
Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có năm nhà ga, trong đó Ga Đà Nẵng là ga chính của thành phố, hàng ngày tất cả các chuyến tàu ra Bắc vào Nam đều dừng tại đây với thời gian khá lâu để đảm bảo cho lượng khách lớn lên xuống tàu. Cơ sở hạ tầng tại ga được đầu tư hiện đại; môi trường an ninh và vệ sinh được đảm bảo. Ngoài các chuyến tàu Bắc - Nam, Ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa các tỉnh thành Đà Nẵng - Hà Nội, Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - Quảng Bình, Đà Nẵng - Vinh, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Đà Nẵng - Tp. Hồ Chí Minh.
3. Cảng sông, cảng biển
Tổ hợp hệ thống cảng Đà Nẵng: bao gồm các khu bến chức năng : Tiên Sa, Sơn Trà (Thọ Quang) và Liên Chiểu
Cảng sông Hàn
có độ sâu trung bình từ 15 – 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 40.000 tấn
Hệ thống điện: cấp điện qua trạm biến áp 220/110KV gồm 2 máy biến áp 220/110KV - 125 MVA
Trung tâm cấp điện chính là trạm biến áp Đà Nẵng 500/220KV - 450MVA
Hệ thống nước:
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Là một trong 03 trung tâm lớn về bưu chính - viễn thông của cả nước, nằm trên đường cáp quang quốc tế, có Đài Cáp biển quốc tế nằm trên địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đủ khả năng đáp ứng một cách đầy đủ nhất các yêu cầu về bưu chính viễn thông của mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố và khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Hệ thống Khu công nghiệp:
Cơ cấu kinh tế:
+ Công nghiệp và xây dựng: 21.7%
+ Nông,lâm nghiệp và thuỷ sản: 2.3%
+ Thương mai và dịch vụ: 6.55%
Tốc độ tăng trưởng:
Tính tới hết tháng 11 năm 2021
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn giảm 9,77%
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 3.670 USD/năm,
- Xuất khẩu: 1.615 triệu USD tăng 15,3% / Nhập khẩu: 1,222 triệu USD tăng 12.5% so với cùng kỳ
- Tỷ lệ tăng trưởng theo ngành:
+ Nông – lâm - thuỷ sản: Diện tích gieo trồng lúa đạt 4.779 ha, giảm 1,8%, các lại cây gieo trồng hàng năm đạt 2.711 ha giảm 4,5%, diện tích trồng rừng mới đạt 1.269 ha tăng 1.42%, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt 137,2 nghìn m3 tăng 0,73%. Sản lượng thuỷ sản đạt 34,335 tấn giảm 3,74 % so với cùng kỳ
+ Sản xuất công nghiệp: công nghiệp khai khoáng tăng 24,76%, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2.97%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 3, 54%. Tính chung toàn ngành công nghiệp giảm 2,85% so với cùng kỳ 2020.
+ Thương mại và dịch vụ: Tổn mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 75.049 tỷ đồng giảm 1,3%.
Thu hút đầu tư:
▪ Tổng đầu tư nước ngoài: 34 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới chứng nhận đầu tư, với 163,34 triệu USD vốn đăng ký mới và tăng thêm.
▪ Tổng đầu tư trong nước: 22 dự án đầut tư trong nước và 4.668 tỷ đồng vốn đăng ký.
Đối với các dự án trong KCN, CCN:
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 15/4/2015);
- Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng (Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 13/11/2013);
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm (Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011);
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố (Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016);
- Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Quyết định số 52/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014).
Đối với các dự án ngoài KCN, CCN:
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 15/4/2015);
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm (Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011);
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố (Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016);
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014);
- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và phát triển tàu du lịch trên sông Hàn và các tuyến sông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Quyết định số 61/2012/QĐ-UBND ngày 17/12/2012);