Một số lĩnh vực thu hút mạnh nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2021

Năm 2019, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế đạt mức 7%, một trong những tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế các nước trên thế giới, tuy nhiên, với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, Việt Nam được xem là điểm đến thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI sau đại dịch. Theo đánh giá của các chuyên gia, một số lĩnh vực thu hút mạnh nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2021 gồm:
- Ngành dệt may: Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dệt may trên thế giới. Ngành dệt may đóng góp khoảng 16% cho GDP đất nước (không tính năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid19). Các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp cho ngành dệt may tiếp tục phát triển và xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian tới.
ASB_Vietnam's-Textile-and-Garment-Industry-(2019)

- Ngành điện tử: Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới về xuất khẩu điện tử, thứ hạng tăng vọt này nhờ có sự chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam của các tập đoàn xuyên quốc gia. Riêng xuất khẩu điện thoại và các thiết bị di động đứng thứ hai trên thế giới. Lĩnh vực này chủ yếu được đầu tư bởi các tập đoàn nước ngoài, chiếm 90% tỷ trọng và doanh thu xuất khẩu. Năm 2021 các tập đoàn lớn trong lĩnh vực điện tử tiếp tục có phương án di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam sản xuất.
ASB_Vietnam-Electronics-Import-and-Export

- Lĩnh vực năng lượng tái tạo: tính đến nay các nhà đầu tư đã đầu tư và vận hành 6000MW điện năng lượng mặt trời và 304MW điện gió. Còn trên 300 dự án với công suất hơn 30.000MW điện năng lượng tái tạo đang chờ để được đưa vào quy hoạch. Như vậy thời gian tới các dự án trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn sẽ tiếp tục triển khai mạnh từ các tỉnh miền Trung đổ vào phía Nam.
https://media.baodautu.vn/Images/manhcuong/2020/11/20/du_an1.JPG

- Ngành sản xuất, chế tạo và lắp ráp xe ôtô: mặc dù thị trường Việt Nam khá nhỏ để đầu tư ngành này, nhưng hiện nay đây là một trong những lĩnh vực đầu tư phát triển nhanh nhất. Hiện ngành ôtô Đóng góp khoảng 3% GDP cho đất nước và chủ yếu là xuất khẩu linh kiện. Tuy nhiên sau khi EVFTA có hiệu lực, sẽ tiếp tục có các nhà đầu tư trong lĩnh vực này nhập khẩu xe và linh kiện từ Châu  u về Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế. Hiện mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng gần 300.000 xe ôtô, đối tượng được nhắm tới là tầng lớp trung lưu khoảng 44 triệu người.
- Ngành chế biến nông sản xuất khẩu: hiện nay tốc độ tăng trưởng của ngành này bình quân hàng năm đạt 8-10%. Đặc biệt sau khi EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU đã tăng đột biến. Năm 2021 và các năm tiếp theo dự đoán sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư dây chuyền công nghệ cao vào các vùng nguyên liệu của Việt Nam để chế biến phục vụ xuất khẩu.
Nhìn chung, với nhiều ưu đãi và lợi thế, trong năm 2021, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu trong khu vực đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 


Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác