Vốn Nhật vào Việt Nam ngày càng được mở rộng

Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á và châu Đại dương của JETRO vào tháng 2/2020 cho thấy, có 63,9%doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nhằm góp sức kêu gọi đầu tư, hỗ trợ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Nhật Bản, tạo công cụ để các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp cận với các cơ hội đầu tư tiềm năng tại Việt Nam, Quỹ Đầu tư Phát triển Việt Nhật đã chính thức ra mắt tại HàNội vào ngày 21/11/2020.

Quỹ được thành lập theo sự hợp tác của Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng Thương mại Công thương Việt Nam (VietinBank Capital) với Công ty TNHH đầu tư Central Capital và Công ty TNHH Central Capital Finance. Quy mô vốn dự kiến của Quỹ là 100 triệu USD, với dự kiến chính thức đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào năm 2021 vào các lĩnh vực như bất động sản, điện, nước sạch, năng lượng, kim loại và mỏ, cơ sở hạ tầng, hóa chất, môi trường, vận tải, viễn thông và khu công nghiệp hỗ trợ.

Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á và châu Đại dương của JETRO vào tháng 2/2020 cho thấy, có 63,9%doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á và châu Đại Dương.Nhằm góp sức kêu gọi đầu tư, hỗ trợ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Nhật Bản, tạo công cụ để các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp cận với các cơ hội đầu tư tiềm năng tại Việt Nam, Quỹ Đầu tư Phát triển Việt Nhật đã chính thức ra mắt tại Hà Nội vào ngày 21/11/2020.

Quỹ được thành lập theo sự hợp tác của Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng Thương mại Công thương Việt Nam (VietinBank Capital) với Công ty TNHH đầu tư Central Capital và Công ty TNHH Central Capital Finance. Quy mô vốn dự kiến của Quỹ là 100 triệu USD, với dự kiến chính thức đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào năm 2021 vào các lĩnh vực như bất động sản, điện, nước sạch, năng lượng, kim loại và mỏ, cơ sở hạ tầng, hóa chất, môi trường, vận tải, viễn thông và khu công nghiệp hỗ trợ.

Nhật Bản đang đứng thứ 2 trong 136 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) cho thấy, tính lũy kế đến hết tháng 9, Nhật Bản có 4.595 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,87 tỉ USD. Riêng trong 9 tháng của năm nay, có 209 dự án đầu tư mới của Nhật Bản, 100 dựán tăng vốn và 448 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là 1,73 tỉ USD.

Đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam tập trung vào nhiều lĩnh vực như tài chính, truyền thông, hàng tiêu dùng và bất động sản. Đặc biệt, thị trường bất động sản đang là tâm điểm đầu tư của làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vì nhu cầu huy động vốn lớn của các nhà phát triển dự án lớn tại Việt Nam. Nguồn tài chính mới này sẽ giúp cho thị trường nhà đất thêm sôi động, giúp phát triển được nhiều dự án căn hộ, mặt bằng bán lẻ và văn phòng trong bối cảnh nhu cầu thị trường tăng nhanh trong tương lai.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài với mục tiêu tập trung thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao,có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đây cũng chính là thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Sự hợp tác đầu tư này sẽ có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau và cùng phát triển.





Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác