Mr. Nam Sang Kun
Chức vụ: Chuyên gia xúc tiến đầu tư
Tên đơn vị: Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển Công Thương
Tổng quan về đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
Giá trị đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tính tới cuối năm 2015 đã vượt qua 45 tỷ đô-la Mỹ, đồng thời cũng đạt được 890 triệu đô-la Mỹ trong quý I năm 2016, đưa quốc gia này nắm giữ vị trí hàng đầu trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đầu tư từ Hàn Quốc đóng góp khoảng 30% tổng khối lượng xuất khẩu, với khoảng 4.600 công ty Hàn Quốc đang hoạt động tạo ra 700.000 việc làm thông qua các hoạt động đầu tư vào Việt Nam
Doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động trong giai đoạn đầu vào những năm 1990. Tuy nhiên, đến những năm 2000, mô hình đầu tư Hàn Quốc lại thay đổi và chú trọng tới các ngành công nghiệp thâm dụng vốn.Ở thời điểm hiện tại, đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam được đặc trưng bởi các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ.
Việt Nam là một trung tâm sản xuất đang nổi của khu vực Đông Nam Á
Tại sao Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam? Câu hỏi đó có thể được trả lời bằng môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam, vị trí địa lý chiến lược, các cam kết của chính phủ để cải thiện khuôn khổ pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài, và sự nổi lên của Việt Nam như một trung tâm sản xuất đầy tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á khiến nước này trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 6% trong năm năm qua, Việt Nam đã nổi lên như là trung tâm sản xuất mới của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Điều này là do ảnh hưởng kỳ vọng từ TPPsẽ là làm giảm lợi thế của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất. Đồng thời, một yếu tố tác động tích cực đến đầu tư nước ngoài là việcChính phủ Việt Nam cam kết tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cải thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Những ưu điểm sau đây khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam:
- Nguồn lao động dồi dào: giá rẻ, lực lượng lao động trẻ và có tri thức
- Tiềm năng thị trường với sự tăng trưởng của người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thị trường đầy hứa hẹn cho sự phát triển công nghệ cao
- Chính trị và xã hội ổn định, và sự khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi từ chính phủ Việt Nam.
- Nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Những hạn chế và rào cản ảnh hưởng đến đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
Bên cạnh những ưu điểm tích cực, cần lưu ý rằng một số rào cản đối với đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam vẫn còn tồn tại.
- Thủ tục hành chính và hệ thống thuế: các thủ tục hành chính, hải quan và các thủ tục về thuế cần được đơn giản hóa hơn;
- Cơ sở hạ tầng phát triển tụt hậu: có thể ảnh hưởng đến đầu tư từ Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu;
- Khác nhau về quan điểm công việc: người lao động Việt Nam có xu hướng giảm giờ làm thêm và thích dành thời gian bên gia đình hoặccho các hoạt động giải trí;
- Sự gia tăng tiền lương: Các công ty Hàn Quốc ở Trung Quốc đã bắt đầu đa dạng hóa đầu tư và giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc do vấn đề tiền lương, nếu tiền lương Việt Nam tăng cao có thể ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài;
- Tỷ lệ nội địa hoá yêu cầu cao: tỷ lệ phần trăm của các nguồn cung cấp có thể được nguồn gốc địa phương;
- Ngày càng nhiều chỉ trích đối với đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc tại chính quốc gia này dẫn đến sự suy giảm sản xuất trong nước và gia tăng thất nghiệp.
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư chiến lược quan trọng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc
Hợp tác kinh tế song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam gần đây đã ngày càng được tăng cường. Hàn Quốc đã và đang trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ bacủa Việt Nam, trong khi Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam, cơ hội đầu tư và mở rộng sản xuất của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam đang càng rộng mở, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghiệp giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, bán lẻ, các ngành dịch vụ, vv.Nhờ những tác động của FTA song phương, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã được đặt ở một vị trí tốt hơn trong cạnh tranh với các công ty Trung Quốc và Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
Với vị trí địa lý chiến lược và sự hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đóng vai trò chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc như một cửa ngõ vào thị trường Đông Nam Á. Các doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam như một điểm đến đầu tư hấp dẫn để nâng cao hiệu quả chi phí trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Nhìn chung.Việt Nam được công nhận là đối tác lý tưởng cho sự hợp tác kinh tế dựa trên lợi thế so sánh và quan hệ hợp tác chiến lược trong những năm tới.