Việt Nam và Ai Cập tăng cường kết nối thương mại và đầu tư

Tham dự hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Trần Thành Công, đoàn công tác Bộ Công Thương Việt Nam, các đại diện cấp cao của EBA cùng nhiều công ty Ai Cập và Việt Nam có nhu cầu mở rộng đầu tư tại thị trường của nhau.

Hội thảo được coi là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu những cơ hội và thách thức, cũng như tăng cường hợp tác kinh doanh.

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Trần Thành Công đã điểm lại những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong 30 năm qua.

Với nhịp độ phát triển kinh tế trung bình trên 6%/năm và sự ổn định về chính trị, Việt Nam được coi là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và là một cửa ngõ kết nối tới thị trường hơn 600 triệu dân của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Theo Đại sứ Trần Thành Công, quan hệ hợp tác kinh tếvà thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập đã và đang chứng kiến những kết quả đáng khích lệ, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước, trong đó việc thiếu thông tin về thị trường của nhau là trở ngại lớn nhất. Vì vậy, các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin và đưa doanh nghiệp hai nước xích lại gần nhau hơn.

Chia sẻ quan điểm trên, bà Trần Thanh Bình, trưởng đoàn công tác Bộ Công Thương Việt Nam tham dự hội thảo, cho biết kim ngạch hai chiều Việt Nam-Ai Cập trong năm 2018 ước đạt hơn 470 triệu USD. Con số này chưa phản ánh đúng tiềm năng giao thương song phương.

Cộng đồng doanh nghiệp hai nước còn thiếu thông tin,trao đổi đoàn thương mại còn hạn chế và số lượng hội nghị xúc tiến thương mại chưa nhiều. Do đó, trong thời gian tới, hai nước cần giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại song phương, đặc biệt khi Ai Cập và Việt Nam đều sở hữu những sản phẩm giàu thế mạnh có thể thâm nhập vào thị trường của nhau.

Ông Mohamed Youssef - Giám đốc điều hành EBA cho rằng,Ai Cập và Việt Nam cần vượt qua những thách thức và trở ngại để có thể tiến tới mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 1 tỷ USD trong thời gian tới. Đáng chú ý, sự chững lại của dòng chảy thương mại toàn cầu cũng là một yếu tố tác động phần nào tới giao thương giữa Việt Nam và Ai Cập.

Theo ông Youssef, điều quan trọng nhất là cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần tăng cường tiếp xúc để hiểu nhau hơn, qua đó tiến tới mở rộng đầu tư và hợp tác không chỉ trong những phân khúc truyền thống hiện nay.

Hiện EBA cũng đang tích cực hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp Ai Cập nhằm tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Cũng tại hội thảo, ngoài việc được giải đáp một số thắc mắc về thị trường hàng hóa của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Ai Cập bày tỏ mongmuốn tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ta. Trong khi đó, phíadoanh nghiệp Việt Nam gợi ý rằng hai bên cần thúc đẩy hợp tác theo hướng ưutiên mở rộng thêm những mặt hàng chủ lực trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Ai Cập các sản phẩmnhư máy tính, linh kiện điện tử, hải sản, càphê, hạt tiêu; trong khi nhập khẩu từAi Cập các loại phân bón, rau quả, vật liệu nhựa và nguyên liệu dệt may./.



Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác