Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái
Địa chỉ:
Số 1183 Yên Ninh, phường Đồng Tâm, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại
84.29.3852163
Fax:
Email:
Website:
yenbai.gov.vn/vi/org/sbn/sokehoachvadautu/Pages/trangchu.aspx
Các lĩnh vực ưu tiên:
Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản
Vị trí địa lý:
Nằm ở trung tâm vùng núi và trung du phía Bắc; có tọa độ địa lý 21018' đến 22017' vĩ độ Bắc, 103056' đến 105006' độ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang.
Diện tích:
6.899,5
Dân số:
750.000
Địa hình:
Mang đặc điểm của địa hình đồi núi vì nằm ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Ðông Nam, có hệ thống núi đồi, sông suối đa dạng và phong phú.
Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Yên Bái), 1 thị xã (Nghĩa Lộ) và 7 huyện (Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu).
Tài nguyên thiên nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là: 689.900 ha trong đó có 78.600 ha đất nông nghiệp, 453.600 ha đất lâm nghiệp, 30.200 ha đất chuyên dùng,... Rừng Yên Bái có hệ thực vật và động vật phong phú với nhiều rừng cây nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là cây Pơ Mu. Ngoài ra, Yên Bái còn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào với 257 điểm mỏ khoáng sản như mỏ than nâu, than antra-xít ở Văn Chấn và Văn Yên, mỏ đá quý ở Lục Yên ,Yên Bình…
Tài nguyên du lịch: Yên Bái có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với các lợi thế: thiên nhiên đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng như: hang Hùm (tiền sử có dấu tích của người cổ đại khoảng 10.000 năm), hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…
Tài nguyên con người: Năm 2010, Yên Bái có 416.024 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55% dân số. Dự báo năm 2015, lao động trong độ tuổi của Yên Bái là 568.530 người, năm 2020 là 603.430 người.
Giao thông: Yên Bái là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh miền núi phía Bắc, có mạng lưới giao thông tương đối phát triển và đa dạng, gồm: 6.444,3 km đường bộ, 84 km đường sắt, 198 km đường thủy (gồm tuyến sông Hồng và tuyến hồ Thác Bà), 1 sân bay quân sự (Yên Bái) và 3 sân bay dã chiến từ thời chống Pháp (Nghĩa Lộ, Nậm Khắt, Đông Cuông).
Hệ thống điện: Hệ thống lưới điện của Yên Bái có tổng chiều dài đường dây 3.401,4 km. Trong đó, đường dây 110 KV dài 90 km; đường dây 35KV dài 943,3 km; đường dây 10KV dài 192,9 km; dây 0,4KV dài 2.175,3 km, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất..
Hệ thống nước: Yên Bái có hệ thống cấp nước đô thị, công suất và chất lượng đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Mạng lưới thông tin nội bộ 100% đã được số hóa, 9/9 huyện, thị, thành phố có tuyến viba và tổng đài điện tử tự động. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông bảo đảm tiện lợi và nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Hệ thống Khu công nghiệp: Hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 05 KCN, trong đó có 03 KCN đã đi vào hoạt động (KCN phía Nam, KCN Minh Quân, KCN Bắc Văn Yên) và 02 KCN đang trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng (KCN Âu Lâu, KCN Mông Sơn).
Cơ cấu kinh tế:
Từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên Yên Bái chưa có sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Nông - lâm - thuỷ sản | 37,5% | 36,6% | | 34,02% | 33,13% |
Công nghiệp - xây dựng | 28,8% | 29,55 | | 33,13% | 33,93% |
Dịch vụ | 33,7% | 33,9% | | 32,85% | 32,94% |
Tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt trên 12,3%.
Năm
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
GDP
|
11,2%
|
11,7%
|
12,5%
|
12,9%
|
13,3%
|
Thu hút đầu tư: