Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh
Địa chỉ:
Số 300, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 2, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Điện thoại
0933687279
Fax:
Email:
Website:
https://sokhdt.tayninh.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên:
- Phát triển các KCN trở thành các KCN tổng hợp, đa ngành nhằm thu hút tối đa các nguồn lực phát triển, đồng thời phát huy lợi thế đang có của các KCN. Mặt khác, việc phát triển KCN tổng hợp, đa ngành còn tạo điều kiện cho tỉnh có nhiều lựa chọn trong lựa chọn dự án và kêu gọi đầu tư. - Phát triển mô hình KCN tổng hợp, đa ngành nhưng có tính đến việc hình thành các phân khu chuyên biệt tại các KCN có quy mô lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển chuỗi sản phẩm, cũng như vấn đề xử lý rác thải, nước thải và bảo vệ môi trường trong các ngành nghề đặc thù. - Các KCN thành lập mới, KCN quy hoạch mới: ưu tiên thu hút các dự án ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, chế biến sâu, các dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị, máy móc, công cụ; sản xuất phụ tùng, linh kiện, cụm chi tiết, gia công cơ khí; cơ khí chính xác, khuôn mẫu, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực.
Vị trí địa lý:
▪ Tỉnh Tây Ninh là một trong 6 tỉnh của vùng Đông Nam Bộ, là một trong 9 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
▪ Tỉnh Tây Ninh giáp với các địa phương sau:
+ Phía Bắc và Tây giáp với 03 tỉnh của Campuchia, Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum qua 240 km đường biên giới và 03 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam và 10 cửa khẩu phụ;
+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương với ranh giới là sông Sài Gòn.
+ Phía Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Nam giáp tỉnh Long An.
▪ Nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia.Tây Ninh có đường biên giới với Campuchia dài 240km với 03 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam), 03 cửa khẩu Quốc gia (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân), 10 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn lối mở. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu của Tây Ninh nói riêng, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ nói chung với Campuchia và các nước Asean.
▪ Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong vùng Mekong mở rộng (Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar, …) nhờ tuyến đường Xuyên Á kết nối với các hành lang kinh tế quốc tế.
▪ Khoảng cách từ khu vực trung tâm tỉnh đến một số cảng:
- Cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh): Khoảng 110 km;
- Cảng Hiệp Phước (Thành phố Hồ Chí Minh): Khoảng 120 km.
Diện tích:
4041,25
Dân số:
1,18 Triệu
Địa hình:
đặc điểm địa hình đa dạng, nhưng hầu như là tương đối bằng phẳng, Tây Ninh có rất nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.
Đơn vị hành chính: Có 01 thị xã (Tây Ninh) và 8 huyện (Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng).
Tài nguyên thiên nhiên: - Thổ nhưỡng: phần lớn diện tích tự nhiên là đất xám và đất phù sa, thổ nhưỡng Tây Ninh có ưu điểm cơ bản là phù hợp với nhiều loại cây trồng.
- Khí hậu: Tây Ninh quanh năm hầu như không bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt nên khí hậu Tây Ninh tương đối thuận lợi để đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy có nền nhiệt trung bình cao (khoảng 26 - 27oC), thời gian nắng kéo dài (tổng số giờ nắng hàng năm cao, trung bình từ 2.500 – 2.700 giờ/năm, khoảng 6,8-7,4 giờ/ngày), đặc biệt là trong mùa khô, nhưng Tây Ninh lại có được tiềm năng phát triển điện mặt trời lớn nhất trong khu vực và trong nhóm cao của cả nước.
- Nước: Tỉnh Tây Ninh phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của hai con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Ngoài ra, tỉnh có hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng diện tích 27.000 ha, dung tích 1,58 tỷ m3 nước, 3/4 diện tích hồ thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, còn lại thuộc địa phận tỉnh Bình Dương; Hồ chứa nước Dầu Tiếng không chỉ phục vụ cho việc tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp mà còn là khu vực có thể tổ chức các loại hình du lịch và các dịch vụ để thu hút khách du lịch và phát triển năng lượng điện mặt trời.
Tài nguyên du lịch: Trong thời gian qua, Tây Ninh đã mời gọi được một số nhà đầu tư chiến lược như: Tập đoàn Vingroup, Sungroup, Xuân Cầu... đến đầu tư tại tỉnh với các dự án như Khu hỗn hợp trung tâm thương mại, shophouse, khách sạn 5 sao Melia Vinpearl Tây Ninh; hệ thống các tuyến cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen và các công trình phụ trợ,…
Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến, từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu của du lịch Tây Ninh với trọng tâm là Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, lan tỏa đến các điểm du lịch lân cận. Các khu di tích, điểm tham quan du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước được chỉnh trang cơ sở vật chất và dịch vụ, đảm bảo an ninh phục vụ khách du lịch. Tổng doanh thu du lịch cả năm ước đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 36,5% so cùng kỳ; với hơn 5,1 triệu lượt khách tham quan tại các khu, điểm du lịch, tăng 13,2% so cùng kỳ. Lượng khách tham quan tăng đã thúc đẩy tăng trưởng các ngành như dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác.
Tài nguyên con người: ▪ Dân số trong độ tuổi lao động: 57,89%
▪ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động được học nghề: 17,8%
Giao thông: - Đường bộ:
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 02 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 132km gồm: - Đường Xuyên Á (Quốc lộ 22): đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 28km với quy mô đường cấp II, mặt đường rộng từ 16-18m; Quốc lộ 22B và Quốc lộ 22B kéo dài: từ Gò Đầu đến cửa khẩu Quốc tế Xa Mát - cửa khẩu chính Chàng Riệc, dài 104km, quy mô đường cấp III-IV.
Bên cạnh đó, tỉnh có 35 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài khoảng 734km; 187 tuyến đường huyện với tổng chiều dài khoảng 1.020km; 2.127 tuyến đường xã với tổng chiều dài khoảng 3.889km và 450 tuyến trục chính đô thị với chiều dài khoảng 404km.
Kết nối giữa hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ: Mạng lưới đường bộ cơ bản đã hình thành các liên kết đối nội tốt giúp hàng hóa được luân chuyển nội vùng từ thành thị tới nông thôn. Hệ thống giao thông của tỉnh đã hình thành các trục giao thông Bắc – Nam tương đối đầy đủ (QL.22 – QL.22B, ĐT.784 – ĐT.793, ĐT.785, ĐT.786…) và một số trục liên kết Đông Tây ở các huyện phía Bắc (ĐT.794 – Thiện Ngôn Tân Hiệp, ĐT.795, ĐT.781).
- Đường thuỷ:
Hệ thống đường thủy tỉnh Tây Ninh bao gồm 2 tuyến đường thủy nội địa quốc gia, các tuyến sông, kênh rạch và hồ chứa do địa phương quản lý.
Đường thuỷ nội địa quốc gia: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 02 tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia bao gồm: Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo trên sông Vàm Cỏ Đông (dài 142,9km với tiêu chuẩn cấp III hiện có 4 cảng đang khai thác) và tuyến Sài Gòn - Bến Súc - Bến Củi trên sông Sài Gòn (dài 35km đang đầu tư dự án Trung tâm Logistics, cảng cạn và cảng tổng hợp). Đây là hai tuyến đường thủy rất quan trọng của tỉnh kết nối Tây Ninh với TP.HCM, Vùng KTTĐ phía Nam, Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, tĩnh không cầu đường sắt Bình Lợi đã được nâng cao, khơi thông luồng sẽ giúp cho Tây Ninh phát triển giao thông thủy một cách mạnh mẽ trên tuyến luồng này.
Đường thuỷ nội địa địa phương: Hệ thống đường thủy do tỉnh Tây Ninh quản lý gồm: sông Vàm Cỏ Đông (từ Bến Kéo đến Vàm Trảng Trâu) dài 53,8km, hiện trạng khai thác tiêu chuẩn tương đương luồng cấp IV (đã được quy hoạch là tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia); rạch Trảng Bàng chiều dài 10,05km, hiện chưa có cảng khai thác; rạch Tây Ninh với tổng chiều dài 25km, hiện chưa có cảng khai thác; rạch Bảo dài 4,1km, hiện chưa có cảng khai thác; rạch Bến Đá dài 35km, hiện chưa có cảng khai thác.
Ngoài ra còn có 02 hồ lớn (Hồ Dầu Tiếng và Hồ chứa nước Tha La với diện tích mặt nước lớn có thể khai thác du lịch sinh thái và vận chuyển nông sản của người dân) và một số kênh, rạch nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển nông sản trong khu vực của người dân như rạch Bầu Nâu; rạch Đá Hàng; Rạch Sơn.
- Cảng: Hệ thống cảng thủy nội địa
Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 cảng thủy nội địa đang khai thác bao gồm: 2 cảng hàng hóa (Cảng Bến Kéo và Cảng Thanh Phước) và 2 cảng chuyên dùng (Cảng xăng dầu LPG và Cảng Xi măng Fico), cụ thể:
- Cảng Bến Kéo (cảng hàng hóa): Hiện đang tiếp nhận phương tiện có mớn nước tối đa 3,8m, chiều dài cầu cảng 80m.
- Cảng Thanh Phước (cảng hàng hóa): Hiện đang là cảng container với diện tích 54 ha, gồm kho cảng 47,8 ha, khu thương mại dịch vụ công cộng 7,16 ha. Cảng tiếp nhận phương tiện có mớn nước tối đa 4,2m, chiều dài cầu cảng 80m.
- Cảng xăng dầu LPG (cảng chuyên dùng): Hiện tiếp nhận phương tiện có mớn nước tối đa 3,1m, chiều dài cầu cảng 54m.
- Cảng Xi măng Fico (cảng chuyên dùng): Hiện tiếp nhận phương tiện có mớn nước tối đa 3,5m, chiều dài cầu cảng 240m.
Ngoài hệ thống các cảng thủy nội địa đang khai thác trên các tuyến đường thủy nội địa, còn nhiều bến thủy nội địa (đến năm 2021 số bến thủy trên địa bàn tỉnh là 119 bến) phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân. Hệ thống cảng hiện nay chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp, quy mô cảng chỉ có thể tiếp nhận tàu tự hành và xà lan có tải trọng tối đa 50 tấn trong điều kiện thuận lợi.
Hiện Tây Ninh đang tích cực, chủ động kêu gọi đầu tư xã hội hóa các cảng cạn; cảng thủy nội địa; trung tâm logistics trên địa b
Hệ thống điện: Khu vực Tây Ninh được cấp điện trực tiếp từ hai nguồn: thủy điện Thác Mơ và thủy điện Trị An. Hiện 100% xã trong tỉnh đã có điện, 62,35% hộ dân sử dụng điện. Sản lượng điện bình quân trên đầu người 175Kwh/người/ năm. Số hộ nông thôn có điện 60%. Tỉnh đang chuẩn bị nâng công suất trạm Trảng Bàng để bán điện năng sang tỉnh Svay-ri-eng của Cam-pu-chia.
Hệ thống nước:
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Hệ thống thông tin liên lạc phát triển rất nhanh. Mật độ máy điện thoại khoảng 2,5 máy/100 dân. Bán kính phục vụ một bưu cục 5,17km. Hiện đã có dịch vụ nối mạng Internet gián tiếp. Ở Tây Ninh có thể liên lạc với tất cả các nơi trong nước và nhiều nước trên thế giới.
Hệ thống Khu công nghiệp: Các Khu công nghiệp chính:
+ Khu công nghiệp Trảng Bàng
+ Khu công nghiệp và Khu chế xuất Linh Trung III
+ Khu công nghiệp Phước Đông
+ Khu công nghiệp Thành Thành Công
+ Khu công nghiệp Chà Là
+ Khu công nghiệp TMTC (Trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài)
+ Khu công nghiệp Hiệp Thạnh
Cơ cấu kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế:
+ Công nghiệp và Xây dựng : 45%, Dịch vụ: 30,5%, Nông – lâm – ngư nghiệp: 19,8%
- Kim ngạch (giá trị) xuất – nhập khẩu:
+ Xuất khẩu: 5,79 tỷ USD
+ Nhập khẩu: 4,98 tỷ USD
Tốc độ tăng trưởng:
- Tốc độ tăng trưởng GRDP: 6,12%
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 3.931 USD/năm.
Thu hút đầu tư:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 2023:
Số lượng dự án: 369 dự án
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 9,73 tỷ USD