Sơn La

Liên hệ
Bà Lê Thị Hồng Anh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La
02123856686
xtdttmdlsl@gmail.com
Đánh giá môi trường đầu tư
Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết
Bản đồ
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La
Địa chỉ: Đường Trường Chinh, P. Quyết Thắng, Sơn La
Điện thoại 02123856686
Fax:
Email: xtdttmdlsl@gmail.com
Website: ipc.sonla.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; năng lượng; Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; thực phẩm; dược liệu; hàng tiêu dùng; công nghệ kỹ thuật cao và công nghiệp khác

Vị trí địa lý: Tỉnh Sơn La nằm ở Trung tâm khu vực, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh trên hành lang kinh tế Tây Bắc.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Sơn La, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 302 km, có vị trí địa lý:
▪ Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu.
▪ Phía đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình.
▪ Phía tây giáp tỉnh Điện Biên
▪ Phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào
Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 274 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.


Diện tích: 14.108,89

Dân số: 1.317.982

Địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mặt biển. Địa hình chia cắt sâu và mạnh bởi các dãy núi cao. 3/4 diện tích tự nhiên của Sơn La là đồi núi và cao nguyên (Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu cao 1.050 m và Nà Sản cao 800 m).

Đơn vị hành chính: 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 11 huyện

Tài nguyên thiên nhiên: Sơn La có diện tích tự nhiên đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố. Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa (Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu). Sơn La còn là tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản. Toàn tỉnh có trên 150 mỏ và khoáng sản. Trong đó có những mỏ khoáng sản quý như: niken, đồng, bu tan,,manhêzit, than, vàng, thủy ngân, sắt…

Tài nguyên du lịch: Sơn La có nhiều danh lam thẳng cảnh nổi tiếng như Hang Dơi (huyện Mộc Châu), Thẩm Tá Toong (Thị Xã Sơn La), hang Thượng Thiên (Thị Xã Sơn La). Ngoài ra tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử như Nhà ngục Sơn La với cây đào Tô Hiệu, cây đa Bản Hẹo (Thị Xã Sơn La), pháo đài Dua Cá, cầu Đá (Mường La)… Xét về mặt tài nguyên du lịch nhân văn, thì Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo và tương đồng. Nhiều làng, bản dân tộc còn giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống, được xem như là tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù để khai thác, tạo thành những sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị.

Tài nguyên con người: Nằm ở trung tâm các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, Sơn La có 250 km đường biên giới với nước bạn Lào, có đường giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi; là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em với các giá trị văn hóa dân tộc. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hôi: 62,9 %; Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 61 %; Tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ: 26 % (ước thực hiện năm 2023)

Giao thông: Sơn La nằm cách Hà Nội 302 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên.
▪ Trên toàn tỉnh có 10 tuyến đường quốc lộ và 19 đường tỉnh,134 đường huyện. Hiện đang có dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
▪ Đường thủy của Sơn La chủ yếu dọc sông Đà bởi cảng Tà Hộc tại huyện Mai Sơn.
▪ Vận tải công cộng, Sơn La đã phát triển mạng lưới xe buýt tư nhân gồm 6 tuyến kết nối Thành phố Sơn La đi các huyện lân cận.
▪ Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 11 bến xe ô tô khách đã được công bố xếp loại và đưa vào khai thác theo quy chuẩn quy định, có 05 bãi đỗ xe tĩnh. Hiện nay chưa có điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định được công bố đưa vào khai thác và chưa có trạm dừng nghỉ cho các phương tiện và người tham gia giao thông được công bố hoạt động theo quy định.


Hệ thống điện: Năm 2015, tổng điện thương phẩm toàn tỉnh là 443,6 triệu kWh, Pmax là 104MW. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 11,02%/năm.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo như mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 nhằm xác định chương trình phát triển nguồn và lưới điện đảm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.

Hệ thống nước: Tỉnh đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng Nhà máy nước Mai Sơn công suất 4.800 m3/ngày đêm, Nhà máy nước Thành phố Sơn La có công suất 12.000 m3/ngày đêm và đầu tư hệ thống cấp nước các thị trấn, các công trình cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư, các trung tâm cụm xã. Hiện đang triển khai dự án cấp và xử lý nước thải tại Mộc Châu.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Thành phố Sơn La và trung tâm các huyện đã có hệ thống vi ba có thể gọi điện hoặc dịch vụ truyền tin, dữ liệu trong nước và thế giới, 100% số xã có điện thoại. Các trung tâm thành phố, các huyện dọc quốc lộ 6 đã có các mạng di động và được phủ sóng điện thoại di động.

Hệ thống Khu công nghiệp: Các Khu công nghiệp chính: 
+ KCN Mai Sơn 
+ KCN Vân Hồ


Cơ cấu kinh tế:


- Cơ cấu kinh tế:
+ Công nghiệp và xây dựng: 27%; Dịch vụ: 41,6%; Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: 24,5%
- Kim ngạch (giá trị) xuất – nhập khẩu:
+ Xuất khẩu: 186,6 triệu USD (’23)
+ Nhập khẩu: 13 triệu USD (’23) 

Tốc độ tăng trưởng:


- Tốc độ tăng trưởng GRDP: 0,75 % (’23)
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 51,39 trđ/người/năm, tăng 3,98 % so với năm 2022 


Thu hút đầu tư:


- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 2023:
+ Số lượng dự án: 07 dự án
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 153,6 triệu USD

- Ưu đãi về thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Thuế suất ưu đãi: Được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm theo Điểm a, Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Miễn thuế, giảm thuế: Được hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN 04 năm, giảm 50% thuế TNDN phải nộp trong 09 năm tiếp theo, theo Điểm a, Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.
- Ưu đãi về tiền thuê đất:
+ Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian Xây dựng cơ bản không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định thuê đất và miễn tiền thuê đất 11 năm theo Khoản 2 và Điểm c, Khoản 3, Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Khu công nghiệp
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác