Quảng Nam

Liên hệ
Ông Võ Văn Hùng -Giám đốc
84-985-007-199
hungchulai@gmail.com
Đánh giá môi trường đầu tư
Bản đồ
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Quảng Nam
Địa chỉ:
Điện thoại 84-985-007-199
Fax:
Email: hungchulai@gmail.com
Website:
Các lĩnh vực ưu tiên:

Vị trí địa lý: Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Diện tích: 10.438

Dân số: 1.501.100 người

Địa hình: Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.

Đơn vị hành chính: Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn.

Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên khoáng sản
Theo đánh giá chung thì nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là:
+ Than đá ở Nông Sơn trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã và đang khai thác với sản lượng năm cao nhất đạt khoảng 5 vạn tấn/năm.
+ Cát trắng công nghiệp là khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực các huyện Thăng Bình, Núi Thành.
+ Các loại khoáng sản như khí mê tan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Ngoài ra các   khoáng sản khác như đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh,... được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh.
- Tài nguyên đất
Quảng Nam được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản


Tài nguyên du lịch:


Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành du lịch. Quảng Nam có 125 km bờ biển với nhiều bãi tắm sạch đẹp ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ; kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang và xứ đảo Cù Lao Chàm. Môi trường không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và đặc biệt khíhậu biển rất lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch nghỉ biển và nghỉ cuối tuần. Ngoài ra hai di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hóa tạo nên những điểm thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu.

Tài nguyên con người:

Giao thông:

- Đường bộ:  Quảng Nam nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Quốc lộ 1A, quốc lộ 14 (nối từ Đà Nẵng đến Kon Tum), đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi, đường ven biển Đà Nẵng – Hội An – Chu Lai, Các tuyến quốc lộ thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan có vai trò đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nước vàquốc tế.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều dài 95 km
- Đường thủy:  Tỉnh có tổng số 941 km sông tự nhiên vàkhai thác giao thông vận tải trên 307 km (32.62%) của 11 sông chính. Hệ thống sông chính bao gồm sông Thu Bồn và sông Trường Giang thường cho tàu 5-10 tấn vận chuyển trong cự ly 20-50 km.


Hệ thống điện:
Số lượng trạm:
+ Trạm điện 110KV: 09 trạm
+ Trạm điện 220KV: 20 trạm
+ Trạm điện 35kV: 19 trạm
+ Trạm điện 22kV: 107 trạm
Giá điện và các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa:
Thực hiện theo Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương Quy định về thực hiện giá bán điện.

Hệ thống nước: + Số lượng: 4 nhà máy nước sạch + Công suất: - NMN Tam Hiệp: 9.000 m3/ngày đêm (hồ Thái Xuân). Phạm vi phục vụ: Đô thị Núi Thành, một phần KCN Tam Hợp, KCN Trường Hải, KCN Bắc Chu Lai. - NMN Tam Kỳ: 35.000 m3/ngày đêm; khai thác nước thô từ hồ Phú Ninh. Phạm vi phục vụ: Đô thị Tam Kỳ. - NMN Tam Hiệp mở rộng: 15.000 m3/ngày đêm (hồ Phú Ninh), đang xây dựng. - NMN BOO-Phú Ninh: 50.000 m3/ngày đêm (hồ Phú Ninh).  - Nhà máy nước Hội An tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, TP Hội An; Công suất: 15.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Núi Thành tại Thôn Thái Xuân, Thị trấn Núi Thành, Huyện Núi Thành; Công suất: 13.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Điện Phước tại Thôn Nông Sơn 2, Xã Điện Phước, Huyện Điện Bàn; Công suất: 4.500 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Duy Xuyên tại Thị trấn Nam Phước, Huyện Duy Xuyên; Công suất: 3.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Thăng Bình tại Thị trấn Hà Lam, Huyện Thăng Bình; Công suất: 5.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước  Khâm Đức tại Thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn; Công suất: 2.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Nam Giang tại Thị trấn Thạnh Mỹ, Huyện Nam Giang; Công suất: 1.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Phú Ninh tại Thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh; Công suất: 1.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Điện nam Điện Ngọc tại KCN Điện Naqm Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn; Công suất: 5.000 m3/ngày đêm. + Số lượng nhà máy và hệ thống xử lý nước thải: 6 hệ thống - Tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc: Nhà máy xử lý nước thải với công suất 5.000 m3/ngày đêm đã và đang hoạt động ổn định, phục vụ tốt việc xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Nước thải sau xử lý tập trung đạt quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động để theo dõi chất lượng nước thải thường xuyên 24/24 và truyền dẫn số liệu về các cơ quan quản lý theo quy định khi có yêu cầu kết nối.  - Tại KCN Đông Quế Sơn:  Công ty TNHH An Thịnh Quảng Nam (Chủ đầu tư KCN) xây dựng hoàn thành và chuẩn bị đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải với công suất 4.700 m3/ngày đêm (Giai đoạn 1: 2.500 m3/ngày đêm).  - Tại KCN Thuận Yên: trước đây là 230 ha, nay đã được điều chỉnh xuống còn 150ha (phê duyệt tai Quyết đinh số 2981/QD-UBND ngày 17/8/2017). Nhà máy xử lý nước thải tập trung dự kiến  đầu tư xây dựng trong năm 2018 trên cơ sở có quy hoạch điều chỉnh KCN Thuận Yên - KCN Bắc Chu Lai đã xây dựng nhà máy XLNT công suất 3.800 m3/ngày đêm, đang vận hành 1.900 m3/ngày đêm. - KCN Tam Hiệp nhà máy XLNT 4.800 m3/ngày đêm. - KCN Trường Hải nhà máy XLNT công suất 1.600 m3/ngày đêm. - KCN Tam Thăng nhà máy XLNT công suất 28.000 m3/ngày đêm. - Ngoài ra các khu vực đô thị phát triển cũng đã và trong quá trình xây dựng như đô thị Tam Kỳ đang xây dựng khu XLNT công suất 8.000 m3/ngày đêm. Đô thị Núi Thành đang chuẩn bị triển khai xây dựng nhà máy XLNT công suất 8.000 m3/ngày đêm. KKTM Chu Lai triển khai dự án cải thiện môi trường đô thị Chu Lai - Núi Thành, xây dựng trạm xử lý nước thải 10.000 m3/ngày đêm.

Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Hệ thống Khu công nghiệp:
Toàn tỉnh đã quy hoạch phát triển 11 KCN tập trung với diện tích là 6.235,7 ha, trong đó:
1. Các khu công nghiệp ngoài Khu KTM Chu Lai (do Sở Công Thương quản lý): Gồm 04 KCN tập trung có diện tích diện tích quy hoạch là 1.285,7 ha.
2. Các khu công nghiệp trong Khu KTM Chu Lai do BQL Khu KTM Chu Lai quản lý được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung tại Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004 và được điều chỉnh quy hoạch chung đến 2035, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1737/2018/QĐ-TTg ngày 13/12/2018. 
Đến nay, qua 15 năm hình thành và phát triển, trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai quy hoạch các khu phát triển công nghiệp trong KKT gồm 07 Khu công nghiệp.

Cơ cấu kinh tế:


Năm

2017

2018

2019

Nông - Lâm - Thủy sản

11,63

12,02

11,7

Công nghiệp – Xây dựng

35,8

36,8

36,9

Dịch vụ

33,68

31,9

32,5

Tốc độ tăng trưởng:


Tính đến hết tháng 10 năm 2021
1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:
- Sản xuất nông nghiệp Toàn tỉnh đã thu hoạch xong cây trồng vụ Hè Thu, năng suất lúa đạt 50 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha so với cùng kỳ, tuy nhiên do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa đạt 205,5 nghìn tấn, giảm 167 tấn so với cùng kỳ. Cả năm 2021, sản lượng lúa hơn 461,9 nghìn tấn, tăng 9,7 nghìn tấn so với năm 2020, năng suất đạt 55,9 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha. Sản lượng một số cây hàng năm khác thấp hơn cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm
- Chăn nuôi gia cầm phát triển khá, thị trường tiêu thụ ổn định; các mô hình trang trại, gia trại đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn ngày càng tăng. Tổng đàn gia cầm 8,1 triệu con, tăng 198 nghìn con so với cùng kỳ; sản lượng thịt 10 tháng hơn 15 nghìn tấn, tăng 800 tấn. Tổng đàn trâu, bò khoảng 231,8 nghìn con, giảm 3,2 nghìn con so với cùng kỳ, sản lượng thịt 10,4 nghìn tấn, giảm 117 tấn. Chăn nuôi lợn dần phục hồi, đàn lợn 330 nghìn con, tăng 12% so với cùng kỳ, chủ yếu chăn nuôi ở các huyện đồng bằng, chiếm trên 75% tổng đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 10 tháng trên 20,3 nghìn tấn, tăng 1,3 nghìn tấn so với cùng kỳ. 
- Tính chung 10 tháng, diện tích trồng rừng mới tập trung 12,7 nghìn ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ; sản lượng gỗ rừng trồng khai thác 1,3 triệu m3 , tăng 6,7%. Công tác bảo vệ, chăm sóc rừng được tập trung thực hiện. 
- Sản lượng khai thác thủy sản tháng 10/2021 gần 5,9 nghìn tấn, giảm 62 tấn so với cùng kỳ; tính chung 10 tháng, sản lượng thủy sản khai thác 87 nghìn tấn, tăng 1,9 nghìn tấn. Tổng diện tích nuôi trồng trên 8,2 nghìn ha, giảm 85 ha so với cùng kỳ; trong đó, nuôi cá 5,1 nghìn ha, giảm 106 ha; nuôi tôm 3,1 nghìn ha, tăng 21 ha
2. Sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2021 tăng 11,8% so với tháng trước; tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,6%, sản xuất và phân phối điện tăng 22%, sản 3 xuất cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 15,4%; riêng ngành công nghiệp khai khoáng giảm 6%. Một số lĩnh vực có chỉ số sản xuất tăng khá so với cùng kỳ: xe ô tô các loại (tăng 7,5%), than đá (tăng 11%), nước ngọt (tăng 14%), thủy sản chế biến (tăng 15,3%), quần áo nghề nghiệp (tăng 15,5%), thức ăn gia súc (tăng 19%). Chỉ số sử dụng lao động tháng 10/2021 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, chỉ số sử dụng lao động giảm 0,8% so với cùng kỳ, trong đó chỉ giảm ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (giảm 1,7%), các khu vực khác chỉ số sử dụng lao động tăng không đáng kể2 . 
3. Thương mại, dịch vụ: 
- Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 38,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm gần 77% so với tổng mức, giảm 1,4%; doanh thu dịch vụ ăn uống tăng 11,6%, các lĩnh vực dịch vụ khác đều giảm . 
- 10 tháng, tổng lượt khách lưu trú hơn 426 nghìn lượt, giảm 53,3% so với cùng kỳ; tổng lượt khách tham quan do các đơn vị lữ hành phục vụ hơn 7 nghìn lượt, giảm 68,4%. 
- Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 10 tháng hơn 3 nghìn tỷ đồng, giảm 12,2% so với cùng kỳ; trong đó, vận tải hành khách hơn 237 tỷ đồng, giảm 40,2%; vận tải hàng hóa 2,3 nghìn tỷ đồng, giảm 5,4%, hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 495 tỷ đồng, giảm 20,6%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2021 tăng 0,13% so với tháng trước4 do giá xăng dầu, gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá thiết bị, đồ dùng gia đình tăng do chi phí vận chuyển tăng. Bình quân 10 tháng, CPI tăng 2,32% so với cùng kỳ.





Thu hút đầu tư:


Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 06 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 14,7 triệu USD; cấp phép 31 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 5.064 tỷ đồng, giảm 21 dự án và giảm 39,3% vốn đăng ký so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay đã rà soát, chấm dứt hoạt động 10 dự án đầu tư trong nước, trong đó đôn đốc thu hồi 04 dự án đầu tư các khu đô thị, khu dân cư.

Mc

Khu vực đầu tư

Thuế doanh nghip /

Thuế nhp khẩu / Thuế đất

Gim trừ, thi hạn miễn tr

Khu công nghip

Địa bàn có điu kin kinh tế- xã hội đc bit khó khăn

(Các huyn Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc TMy, Nam Trà My, Hip Đc, Tiên Phước, Núi Thành và đo Cù Lao Chàm)

Thuế   su thu   nhp

10% trong thời hn 15

năm

Min thuế 4 năm, gim 50% số thuế phi nộp trong 9 năm tiếp theo

Địa bàn có điu kin kinh tế- xã hội khó khăn

(Các  huyn  Đi  Lc,  Duy Xuyên)

Thuế   su thu   nhp

17% trong thời hn 10

năm

Min thuế 2 năm, gim 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo

Á p dụng chung

Khi nhp khu máy móc thiết bị để to tài sn cố định

Min thuế nhp khu

Khi  nhp  khu  nguyên  vt liu để sn xut xut khu

Min thuế nhp khu

Trong vòng 5 năm

Khi đu tư vào c dán xây dựng cơ sở hạ tng ở các khu công nghip

Lãi  sut  tín  dụng  ưu đãi



Thời gian tới, Quảng Nam ưu tiên thu hút đầu tư các lĩnh vực: Công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng; lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao như trồng và chế biến hoa quả, cây nông nghiệp; chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm; lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dành cho các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, hạ tầng sân bay, cảng biển, hạ tầng giao thông đô thị và một số lĩnh vực dịch vụ.

Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác