Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận
Địa chỉ:
Số 57, đường 16/4, thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
Điện thoại
(068).822694
Fax:
Email:
Website:
ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sokhdt/Pages/default.aspx
Các lĩnh vực ưu tiên:
Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản
Vị trí địa lý:
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp biển Đông.
Diện tích:
3.358
Dân số:
Dân số trung bình nă
Địa hình:
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Đơn vị hành chính: có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Tp.Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp.Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp.Nha Trang 105 km và cách Tp.Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên 335.833 ha , trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 73.818 ha; đất lâm nghiệp 186.049 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 1.801 ha; đất làm muối 3.967 ha; đất chuyên dùng 17.918 ha; đất ở 4.675 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6.396 ha; còn lại đất chưa sử dụng.
Tài nguyên biển
Bờ biển dài 105,8 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các
Tài nguyên du lịch: Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả với những thắng cảnh tuyệt đẹp như bãi biển Ninh Chữ, Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy... Bên cạnh là những tháp Chàm cùng vô số các di tích lịch sử văn hóa và nhiều hiện vật quý giá như: tháp Pôklông Garai, tháp Pôrômê, tháp Hoà Lai... hầu như còn nguyên vẹn.
Tài nguyên con người: Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của Ninh Thuận có 350 nghìn người, chiếm 60% dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25-30%.
Giao thông: - Giao thông vận tải:
+ Đường bộ: Mạng lưới giao thông Ninh Thuận khá thuận lợi, có quốc lộ 1A chạy qua, quốc lộ 27A lên Đà Lạt và Nam Tây Nguyên, quốc lộ 27B chạy qua địa phận huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đến thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đường sắt Bắc Nam và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra, sân bay quốc tế Cam Ranh và cảng hàng hóa Ba Ngòi (một trong 10 cảng biển lớn của cả nước) thuộc tỉnh Khánh Hòa khá gần tỉnh Ninh Thuận (phạm vi khoảng 45 km đến 60 km), là một tron
Hệ thống điện: Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV, 110 KV với nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thuỷ điện Đa Nhim công suất 160 MW. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thuỷ điện Sông Pha công suất 7,5 MW (5 x 1,5 MW), nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW (3 x 2,7 MW). Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh có 03 dự án thủy điện hoàn thành đầu tư đưa vào hoạt động với tổng công suất giai đoạn 1 là 15,3 MW, gồm dự án thủy điện: Hạ Sông Pha 1 (5,4 MW), Hạ Sông Pha 2
Hệ thống nước: Hiện tại có 4 hệ thống công trình cấp nước tập trung có qui mô lớn tổng qui mô trên 80 ngàn m3 /ngày đêm gồm Nhà máy nước Phan Rang – Tháp Chàm quy mô 52.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Cà Ná-Phước Nam quy mô 30.000 m3 /ngày- đêm, Nhà máy nước Tân Sơn quy mô 1.000 m3/ngày, Nhà máy nước Phước Dân quy mô 1.000 m3/ngày, cung cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Hơn 60 hệ thống cấp nước từ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm với quy mô từ 50-500 m3/ngày và các công trình nước tự chảy phục vụ cho khoảng 148 ngàn người;
Hiện nay tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch khoảng 92% và nông thôn đạt 87%.
Tổng công suất hơn 80.000 m3/ng.đêm
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được đầu tư hiện đại hóa đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế; đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí phù hợp và độ tin cậy cao như mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng mạng lưới băng thông rộng (MAN) cho thành phố theo mô hình ''một hệ thống, đa dịch vụ''.
Hệ thống Khu công nghiệp: Ninh Bình có các KCN: Tam Điệp (62,2 ha), Ninh Phúc (350 ha).
Cơ cấu kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế:
Năm | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Nông - Lâm - Thủy sản (%) | 45,1 | 43,6 | 39,6 | 38,5 | 33,8 |
Công nghiệp – Xây dựng (%) | 20,4 | 20,5 | 22,0 | 23,8 | 26,4 |
Dịch vụ (%) | 34,5 | 35,9 | 38,4 | 37,7 | 39,8 |
Tốc độ tăng trưởng:
- Tốc độ tăng trưởng GDP:
Năm
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
Tổng GDP (tỷ đồng)
|
3.331,7
|
3.677,2
|
4.068,9
|
4.574,7
|
4.918
|
Tôc độ tăng trưởng (%)
|
10,4
|
10,4
|
10,7
|
12,4
|
7,5
|
- GDP bình quân đầu người:
Năm
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
GDP bình quân người (Triệu đồng)
|
16,5
|
21,1
|
23
|
26,8
|
28,8
|
Tôc độ tăng trưởng (%)
|
29,9
|
27,9
|
9
|
16,5
|
7,5
|
Thu hút đầu tư:
Đầu tư trong nước năm 2015: + Số lượng dự án: 22 dự án
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 6.036,9 tỷ đồng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015: + Số lượng doanh nghiệp: 372
+ Số lượng dự án: 02 dự án
+ Tổng vốn đầu tư đăng ký: 1.643 tỷ đồng