Tài nguyên thiên nhiên: Đất ở Lai Châu chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt phát triển trên đất cát, đất sét và đá vôi, có kết cấu chặt chẽ. Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 84.209,3 ha, chiếm 9,28% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Diện tích rừng và đất rừng của Lai Châu chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơ mu… các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song, mây, sa nhân… và nhiều loại động vật quý hiếm như tê giác, bò tót, vượn, hổ, công, gấu…
- Tài nguyên nước: là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao từ 5,5- 6 km/km2, ngoài ra còn có nhiều sông, suối khác có lưu lượng nước lớn như:
+ Sông Nậm Na (diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2) chảy qua các địa bàn gồm toàn bộ huyện Phong Thổ, khu vực Tam Đường, phần tây Bắc của Sìn Hồ với mô đun dòng chảy trung bình 40-80 m3/s.
+ Sông Nậm Mạ chảy qua toàn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tổng diện tích lưu vực khoảng 930 km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, mô đun trung bình đạt 50 m3/s.
+ Sông Nậm Mu chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Uyên có diện tích lưu vực khoảng 170 km2, mô đun dòng chảy mùa kiệt đạt 8 m3/s, mùa lũ đạt 12-14 m3/s.
Nước mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thủy năng lớn để phát triển thủy điện, trong đó có thủy điện Lai Châu với công suất 1.200MW, lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm, thủy điện Huổi Quảng 560MW, thủy điện Bản Chát 200MW và khoảng 20 công trình thủy điện nhỏ có công suất từ 3-30MW.
- Khoáng sản Lai Châu với hơn 120 điểm khoáng sản, chủng loại rất phong phú, phân bố đều khắp ở các địa phương: đất hiếm (trữ lượng trên 20 triệu tấn) tập trung ở xã Nậm Xe (Phong Thổ); các điểm quặng kim loại màu (đồng, chì, kẽm) với trữ lượng khoảng 6.000-8.000 tấn tập trung ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường; các điểm quặng sắt (Huổi Luông - Phong Thổ), đồng (Ma Ly Pho - Phong Thổ), nhôm (Nậm Mạ - Sìn Hồ)… vàng ở Chinh Sáng, Bản Bo (Tam Đường), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ); nguyên vật liệu xây dựng: đá lợp, đá vôi, đá đen, đá trắng, trong đó đá vôi có trữ lượng lớn, hàm lượng ôxít can xi cao có thể phát triển công nghiệp sản xuất xi măng với quy mô lớn; nước khoáng với các điểm ở Vàng Bó, Mường So (Phong Thổ), Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường), Vàng Bơ (Than Uyên)…
Tài nguyên du lịch: Nằm giữa 2 điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa và Điện Biên Phủ, có hệ thống các hồ lớn từ các công trình thủy điện và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kết hợp sự đa dạng về văn hóa với 20 dân tộc anh em đã đưa Lai Châu trở thành điểm du lịch nhiều triển vọng. Đặc biệt, Lai Châu còn có các cao nguyên Sìn Hồ, Dào San, Sin Suối Hồ, Hồ Thầu (độ cao trên 1.500m) có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi để phát triển thành khu du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng gắn với phát triển nông nghiệp chất lượng cao.
Tài nguyên con người: Dân số toàn tỉnh có 484.146 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống đó là dân tộc Thái, Mông, Kinh, Dao, Hà Nhì, Giáy, Khơ Mú, La Hủ, Lự, Lào, Mảng, Cống, Hoa, Si La, Kháng, Tày, Mường, Nùng, Phù Lá, dân tộc khác.
Giao thông: + Đường bộ:
* Tên và số lượng đường Quốc lộ đi qua: Gồm 6 tuyến quốc lộ: QL.12 (89,9Km), QL.100 (20Km), QL.4H (40,035Km), QL.32 (72KM), QL.4D (89Km), QL.279 (46,6Km).
* Tên và số lượng đường Tỉnh lộ: 04 tuyến đường tỉnh gồm: Đường tỉnh 127 (109,7Km), Đường tỉnh 128 (37Km), Đường tỉnh 129 (61Km), Đường tỉnh 132 (27Km).
* Tầm nhìn đến năm 2030
+ Đường sắt:
Tên và số lượng đường sắt Quốc gia chạy qua:
+ Đường quốc lộ: 05 tuyến gồm: QL.12 (89,9Km), QL.100 (20Km), QL.32 (72Km), QL.279 (46,6Km), QL.4D (Hợp nhất các QL.4D, QL.4H, đường Pa Tần – Mường Tè và đường Mường Tè – Pắc Ma) (253,34Km).
+ Đường tỉnh: 11 tuyến gồm: Đường tỉnh 127 (109,7Km), Đường tỉnh 128 (37Km), Đường tỉnh 129 (57Km), Đường tỉnh 132 (27Km), Đường tỉnh 130 (San Thàng – Mường So) dài 29 Km, Đường tỉnh 131 (Mường Kim – Khoen On) dài 35Km, Đường tỉnh 133 (Séo Lèng – Thân Thuộc) dài 110Km, Đường tỉnh 134 (Khau Giềng – Pá Ngừa) dài 45Km, Đường tỉnh 129B (Tà Ghênh – Nậm Pậy) dài 10Km, Đường tỉnh 135 (Lai Châu – Nậm Tăm) dài 27Km, Đường tỉnh 136 (San Thàng – Tam Đường) dài 25Km, Đường tỉnh 137 (Đồi Cao – Nậm Nhùn) dài 25Km.
Hệ thống điện: + Hệ thống trạm điện 110KV, 220KV
a) TBA 110kV có 04 trạm:
- TBA 110kV Than Uyên, công suất 2x16MVA.
- TBA 110kV Phong Thổ, công suất 2x16MVA.
- TBA 110kV Lai Châu, công suất 1x25MVA.
- TBA 110kV Mường So, công suất 1x16MVA
b) TBA 220kV có 01 trạm:
- TBA 220kV Than Uyên, công suất 1x250MVA.
+ Giá điện, các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa: Giá điện theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công Thương.
Hệ thống nước: + Có 09 nhà máy nước sạch + Tổng công suất là 22.300m3 + Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt là 87%
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Mạng lưới thông tin liên lạc từng bước được hiện đại hóa. Dịch vụ interrnet băng thông rộng đã phát triển 7/7 huyện, thị. Toàn tỉnh có 68 điểm bưu điện văn hóa xã, tăng 9,3% so với năm 2005.
Hệ thống Khu công nghiệp: Lai Châu có 01 Khu Công nghiệp Mường So và 03 CCN Than Uyên, CCN Tân Uyên, Nậm Nhùm
Cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp - Xây dựng: 40,56%
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản:14,73 %;
- Dịch vụ: 38,82 %;
- Thuế hàng hóa: 5,89%
Tốc độ tăng trưởng:
▪ Xuất khẩu:12,68 triệu USD/ Nhập khẩu: 31,51triệu USD
Tỷ lệ tăng trưởng theo ngành:
▪ Tăng trưởng Công nghiệp - Xây dựng:13,2%
▪ Tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủysản: 5,1%
▪ Tăng trưởng dịch vụ: 6,0%
Thu hút đầu tư:
Đầu tư trong nước năm 2015 - 2016 - Năm 2015:
+ Số lượng dự án: 20 dự án
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký:3.655,9 tỷ đồng
- Năm 2016:
+ Số lượng dự án: 17 dự án
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 4.849,5 tỷ đồng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015: + Số lượng doanh nghiệp: 0
+ Số lượng dự án: 0
+ Tổng vốn đầu tư đăng ký: 0