Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: Kiên Giang có tổng diện tích đất trên 6.340ha trong đó, đất nông nghiệp 570.000ha, chiếm 89,9% diện tích đất tự nhiên (cụ thể: đất trồng lúa 395.000ha chiếm 62,34%; đất nuôi trồng thủy sản 36.000ha chiếm 5,74%,…); đất phi nông nghiệp trên 61.000ha chiếm 9,73% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng trên 3.374ha chiếm 0,37% diện tích đất tự nhiên, phù hợp cho phát triển các loại cây trồng như: lúa, mía, khóm, tiêu và một số loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.
+ Tài nguyên rừng: Kiên Giang là 01 trong 02 tỉnh trong vùng Đồng bằng sôn Cửu Long có diện tích rừng lớn nhất, diện tích rừng hiện có trên 71.000ha, trong đó rừng sản xuất trên 6.067ha, rừng phòng hộ trên 26.000ha, rừng đặc dụng trên 38.000ha. Tài nguyên rừng Kiên Giang khá đa dạng và phong phú có cả hệ sinh thái rừng vùng đồi, hải đảo, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và hệ sinh thái rừng ngập nước; thảm thực vật rừng đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên rất đặc sắc cho nhiều khu du lịch nổi tiếng (như Phú Quốc, Hà Tiên, U Minh Thượng,…); lưu trữ các nguồn gen quý hiếm, trong đó có 140 loài động vật rừng quý hiếm. Đặc biệt, từ năm 2006, các Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia Phú Quốc và Khu Bảo vệ Cảnh Hòn Chông đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển và các hệ sinh thái rừng đặc trưng. Đây được coi là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á với tổng diện tích hơn 1,1 triệu ha nằm ở các huyện Phú Quốc, Kiên Hải, Hòn Đất, Kiên Lương, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, thành phố Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.
+ Tài nguyên thủy sản: Vùng biển Kiên Giang là xác định là ngư trường giàu tiềm năng, có lợi thế so với các tỉnh, thành khác trong khu vực để phát triển kinh tế biển. Với bờ biển dài trên 200km, ngư trường đánh bắt rộng 63.290km2, ngoài các nguồn tôm, cá, mực còn có nhiều đặc sản quý như: hải sâm, sò huyết, đồi mồi, bào ngư, ngọc trai và nhiều loài rong biển dùng làm thực phẩm, dược phẩm. Toàn tỉnh có trên 10.000 phương tiện khai thác hải sản với tổng công suất trên 2 triệu CV đáp ứng nhu cầu khai thác đánh bắt xa bờ cũng như thu mua chế biến thủy sản xuất khẩu, sản lượng khai thác đạt trên 500.000 tấn/năm. Sản lượng nuôi tôm các loại 73.390 tấn (nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp sản lượng trên 15.000 tấn), tập trung ở các huyện: Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận và thành phố Hà Tiên đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
+ Tài nguyên khoáng sản: Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản tương đối lớn ở vùng ĐBSCL, với trữ lượng đá vôi khoảng 440 triệu tấn (lớn nhất miền Nam) và trữ lượng khai thác hàng năm là 245 triệu tấn; đá xây dựng trữ lượng khoảng 120 triệu tấn; đất sét trữ lượng 42 triệu tấn; than bùn trữ lượng 150 triệu tấn;… đáp ứng nguồn nguyên liệu khoáng sản phục vụ sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, phân bón,…
t…
Tài nguyên du lịch: - Tài nguyên Du lịch
Kiên Giang là 01 trong 04 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi, có địa hình đa dạng, bờ biển dài nhiều sông núi và hải đảo nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Kiên Giang vùng đất hứa hẹn bởi non nước hữu tình, biển nhớ sông thương đã từng đi vào thi ca. Vùng đất Kiên Giang được hợp thành bởi đồng bằng, rừng núi, biển đảo nên nơi đây hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh trải dài trên 4 vùng du lịch chính, gồm:
- (1) Phú Quốc: được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng sẽ chào đón du khách bằng những bãi biển trong xanh, thơ mộng Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Ông Lang, Bãi Vũng Bầu,… cùng những dịch vụ du lịch cao cấp và vui chơi, giải trí, từ những cảnh đẹp thiên nhiên Suối Tranh, Suối Đá Bàn, Vườn quốc gia Phú Quốc đến những nơi mang giá trị tinh thần nhân văn sâu sắc như Trại giam Phú Quốc, Dinh Cậu, Chùa Hộ Quốc, Đình thờ Nguyễn Trung Trực,…
- (2) Rạch Giá - Hòn Đất - Kiên Hải: Rạch Giá - trái tim của Kiên Giang, với nhịp sống sôi động của thành phố biển sẽ hấp dẫn du khách bởi những khu lấn biển sầm uất, hiện đại, bởi nét cổ kính của nhà bảo tàng tỉnh, nét trang nghiêm, thanh tịnh của những ngôi chùa: Chùa Tam Bảo, Chùa Phật Lớn, Chùa Quan Đế, Chùa Láng Cát,…
- (3) Hà Tiên - Kiên Lương và vùng phụ cận: với quần đảo bà Lụa, quần đảo Hải Tặc và Hòn Phụ tử đã từng làm xao xuyến luyến lưu biết bao du khách và mang đến bao trải nghiệm tuyệt vời trong hành trình khám phá biển đảo, những hang động kì bí, độc đáo của xứ sở Kiên Lương cùng “Thập cảnh Hà Tiên” nơi mảnh đất biên thùy sẽ là hành trình thú vị và đầy màu sắc.
- (4) U Minh Thượng và vùng phụ cận: khám phá rừng phương Nam - nơi được UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới, với bạt ngàn rừng tràm bao la cùng muôn ngàn động thực vật. Và hơn thế nữa, khi du khách tìm về những giá trị lịch sử vẻ vang, những di tích lịch sử cách mạng hào hùng của dân và quân ta khi đến tham quan Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng,…
Tài nguyên con người: Nguồn nhân lực
▪ Dân số trong độ tuổi lao động: 55% (năm 2020)
▪ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động được học nghề: 67% (năm 2020)
▪ Tỷ lệ hoàn thành chương trình đạo tạo nghề có chứng chỉ: 50% (năm 2020)
Lương tối thiểu
3.430.000 đồng (Vùng III)
Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông khá thuận tiện với 3 loại hình đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Về đường bộ, có 316km quốc lộ, 217km tỉnh lộ và hàng trăm km đường nội tỉnh.Về đường thủy, trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài các tuyến là 2.409km.Hệ thống này có vai trò hết sức quan trọng trong vận tải hàng hóa giao lưu với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống cảng biển như: Rạch Giá, Hòn Chông, Hà Tiên, Dương Đông, An Thới. Về đường hàng khô
Hệ thống điện: Ngoài việc sử dụng lưới điện quốc gia, do điều kiện đặc thù có nhiều hải đảo và nhà máy sản xuất xi măng nên tỉnh đã xây dựng một số máy phát điện Diesel với tổng công suất hơn 46 MW, như nhà máy Sao Mai 33 MW, nhà máy xi măng Hà Tiên 7,5 MW, đảo Phú Quốc 4 MW và các máy phát điện nhỏ ở đảo Thổ Châu, An Sơn…. Tổng công suất nguồn điện tự phát đến năm 2010 toàn tỉnh đạt 80 MW.
Hệ thống nước: Tỉnh đã triển khai thực hiện các dự án lớn về cấp nước đô thị, đến 2005 đạt tổng công suất 53.000m3/ngày, thị xã Hà Tiên 8.000m3/ngày và Phú Quốc 10.000m3/ngày. Ở các thị trấn Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận đang xây dựng nhà máy nước công suất 1.000m3/ngày
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và các nhà đầu tư
Hệ thống Khu công nghiệp: Kiên Giang có 05 KCN với tổng diện tích 759 ha, gồm các khu sau: KCN Thạnh Lộc 250 ha, KCN Thuận Yên 141 ha, KCN Xẻo Rô 200 ha, KCN Tắc Cậu 68 ha, KCN Kiên Lương II 100 ha
Cơ cấu kinh tế:
- Về cơ cấu kinh tế (cơ cấu GRDP): khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 41,92%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,50%; khu vực dịch vụ chiếm 32,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,25% (Cơ cấu tương ứng năm 2020 là: 41,71%; 20,11%; 32,57%; 5,61%).
Tốc độ tăng trưởng:
Tính đến hết tháng 11 năm 2021
- Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 đạt gần 63.154 tỷ đồng, đạt 86,40% kế hoạch năm, tăng 0,58% so với năm trước
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: ước tính 659,15 triệu USD, đạt 87,89% kế hoạch năm, tăng 5,20% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng nông sản 226,39 triệu USD, tăng 6,42% so cùng kỳ; hàng hải sản 226,31 triệu USD, tăng 8,59% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất chủ yếu như: gạo 424.274 tấn, đạt 88,39% kế hoạch năm, tăng 0,16% so cùng kỳ; tôm đông 4.459 tấn, đạt 99,09% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 17,34%; mực, bạch tuộc đông 12.550 tấn, đạt 100,40% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 16,92% ...
- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: tháng 11 ước đạt 8,78 triệu USD, tăng 7,60% so tháng trước và giảm 4,88% so tháng cùng kỳ. Tính chung 11 tháng ước tính đạt 118,82 triệu USD, đạt 118,82% kế hoạch năm, giảm 0,31% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu, chủ yếu vẫn là nguyên liệu dùng cho sản xuất.
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng giá trị tăng thêm (VA) ước tính 25.986,46 tỷ đồng, đạt 110,47% kế hoạch năm, tăng 0,93% so với năm trước, đóng góp cho tăng trưởng chung 0,38 điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp 14.736,60 tỷ đồng, giảm 0,12% so với năm trước, làm giảm tăng trưởng chung 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản ước đạt 11.044,05 tỷ đồng, tăng 2,50% so với năm trước, đóng góp tăng trưởng chung 0,43 điểm phần trăm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 41,15%) trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong khu vực này, nuôi trồng thủy sản đang đóng góp tích cực cho tăng trưởng, cần có giải pháp để thúc đẩy ngành này phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì dư địa vẫn còn rất lớn.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị tăng thêm ước tính 14.106,08 tỷ đồng, đạt 94,51% kế hoạch, tăng 2,25% so với năm trước, đóng góp cho tăng trưởng chung 0,49 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp ước đạt 8.610,32 tỷ đồng, tăng 2,30% so với năm trước, đóng góp cho tăng trưởng chung 0,31 điểm phần trăm; xây dựng ước đạt 5.495,75 tỷ đồng, đạt 104,58% kế hoạch, tăng 2,17% so với năm trước và đóng góp cho tăng trưởng chung 0,19 điểm phần trăm. Ở khu vực II, ngành công nghiệp và ngành xây dựng có sự tăng trưởng nhẹ so với năm trước, do 6 tháng đầu năm ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá nên trong quý III tuy sụt giảm mạnh nhưng cả năm vẫn còn tăng trưởng dương. Ngành xây dựng tuy gặp rất nhiều khó khăn trước sự đứt gãy của chuỗi cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng làm cho giá một số vật liệu tăng cao; thiếu hụt lao động … nhưng ước tính cả năm vẫn đạt mức tăng 2,17% và đóng góp cho tăng trưởng chung 0,19 điểm phần trăm.
- Khu vực dịch vụ: Tổng giá trị tăng thêm ước tính đạt trên 19.737 tỷ đồng, đạt 62,17% kế hoạch, tăng 0,14% so với năm trước, đóng góp cho tăng trưởng chung 0,04 điểm phần trăm. Khu vực III, là khu vực chịu tổn thất kinh tế nặng nề nhất trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là hoạt động du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống đều có mức tăng trưởng âm. Tăng trưởng của các năm: năm 2017 tăng 7,39%; năm 2018 tăng 7,55%; năm 2019 tăng 7,30%; năm 2020 tăng 3,35%. 3 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm gần 3.323 tỷ đồng, giảm 5,92% so với năm trước và làm giảm tăng trưởng chung 0,33 điểm phần trăm.
Thu hút đầu tư:
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 36.261,33 tỷ đồng, đạt 80,29% kế hoạch năm và giảm 20,42% so với năm trước. Trong vốn đầu tư, đầu tư từ nguồn ngân sách có vai trò đòn bẩy cho tăng trưởng thì đầu tư từ ngoài nhà nước cũng có vai trò rất quan trọng, là động lực cho tăng trưởng. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý ước tính trên 4.321 tỷ đồng, bằng 92,66% kế hoạch năm, giảm 24,32% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 11,92% tổng vốn đầu tư; đầu tư từ ngân sách do Trung ương quản lý trên 771 tỷ đồng, bằng 12,86% kế hoạch năm, chỉ bằng 21,39% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 2,13% tổng vốn đầu tư; đầu tư từ ngoài ngân sách (doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư) trên 30.671 tỷ đồng, bằng 90,21% kế hoạch năm và giảm 8,88% so cùng kỳ năm trước. Như vậy, đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước năm nay đạt thấp, đây là nguồn vốn rất quan trọng, động lực của tăng trưởng và chiếm tỷ trọng tới 84,58% tổng vốn đầu tư, thời gian tới cần có giải pháp hữu hiệu hơn để thu hút đầu tư