Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang
Địa chỉ:
Điện thoại
0986.845.959
Fax:
0293.3878892
Email:
socongthuong@haugiang.gov.vn
Website:
http://socongthuong.haugiang.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên:
Hậu Giang đang ưu tiên kêu gọi đầu tư vào 4 lĩnh vực là: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Trên nền tảng lợi thế đã có, hiện nay nhiều lĩnh vực, ngành nghề là thế mạnh của tỉnh, như: có quỹ đất phát triển hình thành các khu, cụm công nghiệp, phát triển các ngành nghề sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp; sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp (lúa, tôm, cá, lươn, trái cây các loại…) Cụ thể, Hậu Giang mời gọi đầu tư vào 2 lĩnh vực đó là thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng các tiêu chí mời gọi đầu tư của tỉnh để đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Ngoài ra, ưu tiên các doanh nghiệp, dự án công nghiệp có tiềm năng, đóng góp lớn vào ngân sách, doanh nghiệp sử dụng lao động trong tỉnh; các nhà đầu tư thứ cấp với các ngành nghề: công nghiệp chế biến thực phẩm và tiêu dùng và chế biến sâu nông sản; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, điện tử, năng lượng tái tạo, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistics, các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.
Vị trí địa lý:
Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL phía bắc giáp thành phố Cần Thơ - trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Diện tích:
1.622.2
Dân số:
729.467
Địa hình:
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, nối liền các mạch giao thông với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh, có năm trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B, quốc lộ Nam Sông Hậu, quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp. Ngoài ra, tuyến đường bộ nối Vị Thanh-cần Thơ, tuyến đường Bốn Tổng -Một Ngàn là cầu nối quan trọng giữa Hậu Giang, thành phố Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang
Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm 3 vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…
Tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình phổ biến từ 0,2 - 1,0 m so với mực nước biển chiếm hơn 90% diện tích tự nhiên, độ cao từ 1,2-1,5 m, chiếm dưới 10% diện tích tự nhiên; độ dốc nhỏ hơn 30 và có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng (khu vực ven sông kênh, rạch, cao hơn khu vực nội đồng), và bị chia cắt bởi hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc, nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và giao thông đường thủy.
Đơn vị hành chính: Tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 5 huyện được chia làm 53 xã, 12 phường và 11 thị trấn
Tài nguyên thiên nhiên:
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào.
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc
Tài nguyên du lịch:
Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ...Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt 733.017 người, mật độ dân số đạt 480 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 186.371 người, chiếm 25,4% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 546.646 người, chiếm 74,6% dân số
Tài nguyên con người:
Dân số trong độ tuổi lao động: 63,37 %
▪ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động được học nghề: 65,37 %
Giao thông:
Hậu Giang có nhiều thế mạnh để trở thành một trung tâm logistics của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hậu Giang là điểm giao nhau giữa 03 tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu dài trên 133 km, với 02 nút giao và 08 điểm đấu nối tạo sự kết nối thông suốt với Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ, Cảng biển Cần Thơ và Cảng biển Trần Đề.
Trên địa bàn tỉnh có 06 tuyến Quốc lộ đi qua cùng với việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 61C sẽ tạo điều kiện luân chuyển hàng hóa được tăng nhanh về thời gian cũng như lưu lượng.
Có hệ thống cảng tổng hợp VIMC là cảng Quốc tế, nằm trong Khu Công nghiệp Sông Hậu có thể tiếp nhận tàu 20.000 tấn.
Hệ thống điện:
Hệ thống nước:
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Hệ thống viễn thông đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, chất lượng dịch vụ viễn thông không ngừng được nâng cao. Hiện tại các huyện, thị trong tỉnh đều được trang bị tổng đài tự động liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế
Hệ thống Khu công nghiệp: Hiện có 2 KCN chính: Khu công nghiệp Sông Hậu và Khu công nghiệp Tân Phú Thanh
Cùng với đó là 7 cụm công nghiệp
Tên KCN | Năm thành lập | Diện tích (ha) | Thông tin chính | Tên & trang web của nhà phát triển/nhà đầu tư hạ tầng |
Khu Công nghiệp Sông Hậu | |
Cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp và Xây dựng : 29,95% , Dịch vụ: 36,86 % , Nông – lâm – ngư nghiệp:24,04 %
Tốc độ tăng trưởng:
Tỷ lệ tăng trưởng theo ngành: Công nghiệp và Xây dựng (36,55%), Dịch vụ ( 8,84 %), Nông lâm ngư nghiệp ( 3,82 %)
Thu hút đầu tư:
Với quan điểm “Doanh nghiệp đến, HậuGiang vui”; “Thành công của doanh nghiệp là thành quả của tỉnh nhà”, khẩu hiệuhành động là “2 nhanh, 3 tốt”, đó là “Nhanh giải phóng mặt bằng và thủ tục đầutư” và “Cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt”, tỉnh Hậu Giang sẵn sàng chàođón và đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hợp tác, đầu tư,với phương châm “Đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng”. Điều này, thể hiệnkhát vọng mới, sự cầu thị, sự cam kết mạnh mẽ và đồng hành của chính quyềntrong việc mời gọi cộng đồng doanh nghiệp đến với Hậu Giang
Hậu Giang được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất đối với 07/8 địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp được hưởng các chính sách về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất, miễn thuế nhập khẩu...
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Miễn thuế từ 2-4 năm tùy theo khuvực, ngành nghề đầu tư.
Giảm 50% thuế phải nộp trong vòng4-9 năm tiếp theo kể từ khi thu nhập chịu thuế phát sinh.
Thuế xuất 10%trong vòng 15 năm
Tiền thuê đất
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11năm khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 15năm khi đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và thuộc Danh mục lĩnh vực ưuđãi đầu tư