Điện Biên

Liên hệ
Ông Hoàng Tiến Dũng - Giám đốc
84.91339997
bbt@dienbiendpi.gov.vn
Đánh giá môi trường đầu tư
Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết
Bản đồ
Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên
Địa chỉ: Số 900 đường 7/5, phường Mường Thanh, TP.Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại 84.230.825.409
Fax:
Email:
Website: dienbiendpi.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La; phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Diện tích: 9562, 9

Dân số: 493.000

Địa hình: Điện Biên có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây dọc biên giới Việt – Lào dài khoảng 100 km với đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m và dãy Phu Sang Cáp dài 50 – 60 m. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bổ khắp nơi trong địa bàn tỉnh

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Điện Biên Phủ), 1 thị xã (Mường Lay) và 7 huyện (Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Mường Ảng).

Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên: Điện Biên có nguồn tài nguyên đất đa dạng, phong phú phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Điện Biên có một số mỏ khoáng sản chính như: than mỡ ở Thanh An; cao lanh ở Huổi Phạ; vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Đà,… Tuy các mỏ này có trữ lượng không lớn, nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.

Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch: Tỉnh Điện Biên có di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng,…là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như hồ Pa Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe, hồ U Va, thác Mường Luân, bia Lê Lợi, thành Bản Phủ…

Tài nguyên con người: Tài nguyên con người: Dân số trung bình năm 2010 của tỉnh Điện Biên là 501,4 nghìn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 286 nghìn người, chiếm 57% dân số

Giao thông: Điện Biên là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường hàng không, đường sông. Hiện Điện Biên có 3 tuyến quốc lộ chạy qua (quốc lộ 6A, quốc lộ 12, quốc lộ 279). Ngoài ra, sân bay Điện Biên Phủ được xây dựng từ thời Pháp thuộc đang được đầu tư nâng cấp để từng bước trở thành sân bay quốc tế có đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điện Biên có mạng lưới sông, suối dày đặc nhưng do địa hình chia cắt, nhiều thác ghềnh nên vận tải đườn

Hệ thống điện: Hiện nay, toàn bộ 9 trung tâm hành chính cấp huyện của Điện Biên đã được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia qua đường truyền tải 110 KV tuyến Sơn La – Điện Biên. Thời gian tới, Điện Biên sẽ tiếp tục đầu tư khép kín mạng truyền tải từ Mường Tè (Lai Châu) sang Mường Nhé để đảm bảo cấp điện khi đường truyền tải có sự cố.

Hệ thống nước: Các khu đô thị trong tỉnh đều đã được cấp nước trong đó có thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà được cấp nước đã qua xử lý công nghiệp. Khu vực nông thôn có khoảng 80% dân số được cấp nước bằng giải pháp công trình.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Trung tâm các khu đô thị và các xã được phủ sóng điện thoại di động, điện thoại cố định. Tại thành phố Điện Biên Phủ và trung tâm các huyện có dịch vụ internet băng thông rộng (đường truyền tốc độ cao ADSL), truy cập Internet qua dịch vụ 3G do Vinaphone và Vietell cung cấp.

Hệ thống Khu công nghiệp: Theo quy hoạch giai đoạn 2010-2015 và định hướng 2020, tỉnh Điện Biên sẽ xây dựng 01 KCN tại thành phố Điện Biên Phủ (gọi là KCN Đông Nam thành phố Điện Biên Phủ). Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chi tiết KCN này

Cơ cấu kinh tế:


Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp; tăng giá trị dịch vụ - thương mại và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Nông – lâm nghiệp

36,8%

40,2%

 

 

34,7%

Công nghiêp – xây dựng

24,5%

21,4%

 

 

28,4%

Dịch vụ

38,7%

38,4%

 

 

36,9%


Tốc độ tăng trưởng:


Nhịpđộ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2006 – 2010 đạt trên 10%. Bình quân GDPđầu người đạt từ 500 - 550 USD/người/năm.

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

GDP

10,8%

10,9%

 

11,5%

12,38%




Thu hút đầu tư:


Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

 

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Khu công nghiệp
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác