Bình Thuận

Liên hệ
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận
(0252) 3821243 / (0252)3830834
bqlkcn@binhthuan.gov.vn.binhthuan.gov.vn
Đánh giá môi trường đầu tư
Bình Thuận là tỉnh ven biển cực nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. >> Xem chi tiết
Bản đồ
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: Số 337 Võ Văn Kiệt, Phường Phú Thủy, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
Điện thoại (0252) 3821243 / (0252)3830834
Fax:
Email: bqlkcn@binhthuan.gov.vn.binhthuan.gov.vn
Website: https://bqlkcn.binhthuan.gov.vn/Default.aspx?sid=1426&pageid=3793
Các lĩnh vực ưu tiên: Công nghiệp chế biến lương thực, chế biến thịt, trái cây; công nghiệp may mặc, giày da (không thuộc da); công nghiệp lắp ráp máy móc nông ngư cụ; công nghiệp lắp ráp điện - điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì các loại; sản xuất gạch men, vật liệu trang trí nội thất; công nghiệp cơ khí, lắp ráp phương tiện vận tải; sản xuất hàng mộc, gia dụng, thủ công mỹ nghệ; sản xuất xà phòng, mỹ phẩm; cơ khí lắp ráp, sản xuất cấu kiện cơ khí; dịch vụ trung chuyển và vận chuyển kho bãi; Kéo sợi – dệt may; chế biến thực phẩm đóng hộp, nước giải khát,…

Vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng
Phía đông và phía nam giáp Biển Đông
Phía tây giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cách Thành phố Hồ Chí Minh : 200 km


Diện tích: 7.942,5

Dân số: 1.258.000

Địa hình: Địa hình của Bình Thuận theo dạng "đồng bằng chân núi nhỏ hẹp" có thể dễ dàng thấy những dãy núi cao chạy xuyên suốt từ bất kỳ đâu giống như các tỉnh Nam Trung Bộ khác trong khi Đông Nam Bộ đất lượn sóng trên bậc thêm phù sa cổ và bazan chỉ có vài ngọn núi sót cao không quá 1000m.

Đơn vị hành chính: Có 10 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện

Tài nguyên thiên nhiên: Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Nguồn khoáng sản đa dạng bao gồm: Than bùn, vàng, thiếc, wolfram, chì, kẽm, saphia, thạch anh, sét gạch ngói, sét bentonite, nước khoáng thiên nhiên bicarbonat…Đặc biệt, Bình Thuận có trữ lượng titan khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng tài nguyên quặng titan Việt Nam, phân bố tập trung, hàm lượng zircon trong quặng cao,… đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến các sản phẩm về vật liệu xây dựng, gốm sứ, thủy tinh và các sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ titan, zircon, rutin nhân tạo. Trữ lượng dầu khí lớn cũng là một trong những lợi thế về tài nguyên của tỉnh Bình Thuận.

Tài nguyên du lịch: Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh gôn - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách.

Tài nguyên con người:

Giao thông: Sân bay:
Sân bay Phan Thiết (đang hoàn thiện thủ tục đầu tư) có quy mô cấp 4E với đường cất hạ cánh 3.050 m; công suất thiết kế 2.000.000 hành khách/năm, chi phí đầu tư 11.000 tỷ đồng. Có khả năng tiếp đón các loại máy bay đời mới A350-900, A321, B737,…

Cảng biển, cảng sông:
* Tên, số lượng cảng:
Cảng biển Bình Thuận là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm các bến Cảng: Quốc tế Vĩnh Tân, Phan Thiết, Phú Quý, Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, Hòa Phú và các bến dầu khí ngoài khơi.
* Lưu lượng vận chuyển mỗi cảng:
- Cảng Quốc tế Vĩnh Tân (70.000 DWT)
- Bến cảng Phan Thiết: 01 cầu cảng dài 90m, cỡ tàu cập 3.000 tấn.
- Bến cảng Phú Quý: 01 cầu cảng dài 51m, cỡ tàu cập 1.000 tấn.
- Bến cảng tổng hợp Vĩnh Tân: đang xây dựng.
- Bến cảng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân: 02 cầu cảng tổng chiều dài 230m, cỡ tàu cập 30.000 tấn.
- Bến cảng Sơn Mỹ: chưa hoạt động.
- Bến xăng dầu Hòa Phú: 01 bến phao, cỡ tàu cập 10.000 tấn.
- Bến cảng ngoài khơi khác (dầu khí): cỡ tàu cập 150.000 tấn.
* Tầm nhìn đến năm 2030: 
- Bến cảng Phan Thiết: dự kiến công suất 0,2 – 0,3 triệu tấn, cỡ tàu cập 3.000 tấn, 02 cầu cảng có tổng chiều dài 190m.
- Bến cảng Phú Quý: dự kiến công suất 0,3 – 0,4 triệu tấn, cỡ tàu cập 2.000 tấn, 02 cầu cảng có tổng chiều dài 190m.
- Bến cảng tổng hợp Vĩnh Tân: dự kiến công suất 2,0 – 2,5 triệu tấn, cỡ tàu cập 30.000 tấn, 03 cầu cảng có tổng chiều dài 550m.
- Bến cảng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân: dự kiến công suất 12 – 15 triệu tấn, cỡ tàu cập 100.000 tấn, 08 cầu cảng có tổng chiều dài 1.658m.
- Bến cảng Sơn Mỹ: dự kiến công suất 4,5 – 6,0 triệu tấn, cỡ tàu cập 100.000 tấn, 03 cầu cảng có tổng chiều dài 675m.
- Bến xăng dầu Hòa Phú: dự kiến công suất 0,2 – 0,4 triệu tấn, 01 bến phao.
- Bến cảng ngoài khơi khác (dầu khí): dự kiến công suất 6 – 7 triệu tấn, cỡ tàu cập 150.000 tấn.

Giao thông vận tải:
- Đường bộ:
+ Tên và số lượng đường Quốc lộ đi qua: QL 1, QL 55, QL 28 và QL 28B.
+ Tên và số lượng đường Tỉnh lộ: ĐT.711, 712, 714, 715, 716, 717, 718, 719, 720, 766, 706B, Quốc lộ 1 – Mương Mán, Hòn Lan, Quốc lộ 1 – Mỹ Thạnh, Hòn Dồ – Thuận Quý, Hàm Minh – Thuận Quý, Bà Tá – Trà Tân, Sa Ra – Tầm Hưng, Hàm Nhơn – Phú Hài, Liên Hương – Phan Dũng, QL1 – Phan Sơn, Mê Pu – Đa Kai, Sông Lũy – Phan Tiến, Phú Hội – Cẩm Hang – Sông Quao, QL1 – Thôn Triền, D1, D2.
+ Tầm nhìn đến năm 2030: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã đến năm 2030 có 100% xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hoàn thiện và phát triển hệ thống đường tỉnh và đường huyện, đảm bảo đúng cấp tiêu chuẩn. Mở mới các tuyến đường theo quy hoạch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị.
- Đường sắt:
+ Tên và số lượng đường sắt Quốc gia chạy qua: Tuyến đường sắt Bắc Nam trên địa bàn tỉnh do ngành đường sắt trực tiếp quản lý chạy dọc chiều dài tỉnh, dài khoảng 180 km, đi qua hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh dọc tuyến có 14 ga đường sắt (từ ga Vĩnh Hảo đến ga Gia Huynh), trong đó ga chính là ga Bình Thuận (được đổi tên từ ga Mương Mán theo Quyết định số 1074/QĐ - ĐS ngày 28/10/2011 của Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam) và còn lại là ga hỗn hợp.



Hệ thống điện: + Có 10 trạm điện 110KV trên địa bàn tỉnh
+ Có 03 trạm điện 220KV trên địa bàn tỉnh

Hệ thống nước: - Số lượng Nhà máy nước sạch: Có 58 Nhà máy và trạm cấp nước sạch. - Công suất: 81.550 m3/ngày đêm.  - Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho khu công nghiệp, khu dân cư: Khoảng 95%.

Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Hệ thống Khu công nghiệp: Các Khu công nghiệp chính: 
+ KCN Sơn Mỹ 1
+ KCN Tân Đức
+ KCN Sơn Mỹ 2
+ KCN Phan Thiết (giai đoạn 1)
+ KCN Phan Thiết (giai đoạn 2)
+ KCN Hàm Kiệm 1
+ KCN Hàm Kiệm 2
+ KCN Sông Bình
+ KCN Tuy Phong


Cơ cấu kinh tế:


- Cơ cấu kinh tế:
+ Công nghiệp và xây dựng: 27%; Dịch vụ: 41,6%; Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: 24,5%
- Kim ngạch (giá trị) xuất – nhập khẩu:
+ Xuất khẩu: 904.701,5 USD (’23)
+ Nhập khẩu: 1.227.611,4 (’23) 


Tốc độ tăng trưởng:


- Tốc độ tăng trưởng GRDP: 8,1% (’23)
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 


Thu hút đầu tư:


- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 2023:
Số lượng dự án: 122 dự án
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 7.551,321 triệu USD

Các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư. 
- Ưu đãi về thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao; dự án sản xuất sản phẩm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: Được hưởng ưu đãi với mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% của 09 năm tiếp theo.
+ Đối với dự án sản xuất sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ: Được miễn thuế 02 năm và giảm 50% của 04 năm tiếp theo.
- Ưu đãi về tiền thuê đất:
+ Dự án thứ cấp thuê đất của chủ đầu tư hạ tầng KCN không được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất.
- Ưu đãi về thuế nhập khẩu:
+ Được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định.

Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác