Thành phố Hồ Chí Minh

Liên hệ
Ông Thái Văn Rê - Giám đốc
84.97459596
Đánh giá môi trường đầu tư
Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết
Bản đồ
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 32, đường Lê Thánh Tôn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại (84.8)38272191 – 38293179
Fax:
Email:
Website: dpi.hochiminhcity.gov.vn/Pages/default.aspx
Các lĩnh vực ưu tiên: Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm; Thương mại; Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng; Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin – Truyền thông; Kinh doanh tài sản – Bất động sản; Dịch vụ thông tin tư vấn, Khoa học và Công nghệ; Du lịch; Y tế; Giáo dục – Đào tạo; Riêng đối với Thành phố Thủ Đức, TP.HCM ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo và khởi nghiệp sáng tạo

Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh hay Sài Gòn được thành lập ngày 2 tháng 7 năm 1976 là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam (cùng với TP Hà Nội), với tổng diện tích đất tự nhiên 2.095,239 km², chia làm 16 quận, 1 thành phố, 5 huyện
+ Vị trí: Có toạ độ từ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa.
+ Tiếp giáp địa lý: Phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh giáp tỉnh Bình Dương; Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An; Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu; Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.




Diện tích: 2.095,5

Dân số: 8.993.082

Địa hình: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.

Đơn vị hành chính: 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 5 huyện và một thành phố

Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn… Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu... Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá... đều không có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.

Tài nguyên du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh có các địa điểm du lịch nổi tiếng như: khu du lịch Suối Tiên, khu du lịch Kỳ Hoà, làng du lich Bình Quới, vườn cò Thủ Đức, công viên văn hoá Đầm Sen, nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng…

Tài nguyên con người: Năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh có 52% dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo: 37,3%.

Giao thông: Hệ thống giao thông khá thuận tiện với 4 phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. 
+ Đường bộ: Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của miền Nam với tuyến đường xuyên Á, các tuyến đường cao tốc như: cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây, cao tốc TP.HCM - Trung Lương… và các tuyến đường nội đô. 
+ Đường sắt: Thành phố có 4 ga, ga lớn nhất ở trung tâm Sài Gòn. 
+ Đường thủy: Thành phố có các cảng đường thủy quốc tế và nội địa như: Cảng Cát Lái, Hiệp Phước có công suất lớn nhất cả nước (30,000 ~ 60,000 DWT). Ngoài ra, hệ thống cảng tại các tỉnh lân cận có thể kết nối như: Cái Mép, Thị Vải (Bà Rịa Vũng Tàu) , cảng Quốc tế Long An - tỉnh Long An.
+ Đường hàng không: Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất với trung bình từ 750 đến 800 chuyến bay đến và đi mỗi ngày với công suất 36.5 triệu lượt khách/năm. 


Hệ thống điện:

Hệ thống nước:

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Hạ tầng hệ thống thông tin liên lạc viễn thông & Internet của TP.Hồ Chí Minh được đầu tư đạt trình độ thế giới, có thể cung cấp các dịch vụ với hiệu quả chi phí và độ tin cậy cao như: mạng lưới chuyển đảo thông tin băng thông rộng, mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng mạng lưới băng thông rộng (MAN) cho thành phố theo mô hình “một hệ thống, đa dịch vụ”.

Hệ thống Khu công nghiệp: Các Khu công nghiệp:
+ Khu công nghiệp An Hạ (123,51 ha)
+ Khu công nghiệp Bình Chiểu (27,34 ha)
+ Khu công nghiệp Cát Lái II (136,95 ha)
+ Khu công nghiệp Đông Nam (342,53 ha)
+ Khu công nghiệp Hiệp Phước (2.000 ha)
+ Khu công nghiệp Cơ khí ô tô TP.HCM (99,34 ha)
+ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (100 ha)
+ Khu công nghiệp Tân Bình (128,7 ha)
+ Khu công nghiệp Tân Phú Trung (542,64 ha)
+ Khu công nghiệp Tân Tạo (343,9 ha) (KCN Hiện Hữu: 161,35ha; KCN Mở Rộng: 182,55 ha)
+ Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp (28,41 ha)
+ Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (208 ha)
+ Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (203 ha)
+ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 (155,75 ha)
+ Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 1) (311,4 ha)
+ Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2) (597 ha)
Các Khu chế xuất:
+ Khu chế xuất Sài Gòn – Linh Trung (62 ha)
+ Khu chế xuất Linh Trung 2 (61,7 ha)
+ Khu chế xuất Tân Thuận (300 ha)


Cơ cấu kinh tế:


+ Nông – Lâm – Thủy sản: 0,6%
+ Công nghiệp – Xây dựng: 22,2%
+ Dịch vụ: 63,6%


Tốc độ tăng trưởng:


- Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020: 1,39%. 
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2020: 6.328 USD


Thu hút đầu tư:


- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến năm 2020 có  9.952 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký: 48.190 triệu USD

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:
- Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp phổ thông được giảm xuống còn 20% (áp dụng từ ngày 01/01/2016).
- Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao.
- Miễn, giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng phục vụ hình thành tài sản cố định và các hoạt động nghiên cứu. 
- Miễn, giảm thuế nhập khẩu và VAT đối với các hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Đối với các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã nêu trên thì còn được hưởng thêm các chính sách: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; Hỗ trợ, thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ phát triển thị trường; Hỗ trợ dịch vụ tư vấn; Hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ; Hỗ trợ cước phí vận tải.

Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác