Thái Nguyên

Liên hệ
Ông Chu Văn Khanh - Giám đốc
+84 913 517 252
khanhdpitn@gmail.com
Đánh giá môi trường đầu tư
Bản đồ
Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Địa chỉ:
Điện thoại +84 913 517 252
Fax:
Email: khanhdpitn@gmail.com
Website: http://thainguyendautu.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Cùng với việc tập trung thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với các nhóm ngành có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Ðể đón kịp xu thế phát triển của kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thực tiễn, tỉnh nghiên cứu, triển khai mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn và kinh tế ban đêm.

Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của khu vực trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồngbằng Bắc Bộ.

Diện tích: 3.521,96

Dân số: 1.335,987 nghìn

Địa hình: Tương đối bằng phẳng, địa tầng địa chất ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung

Đơn vị hành chính: Có 01 thành phố (Thái Nguyên), 01 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).

Tài nguyên thiên nhiên:

Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản như vonfram, sắt, titan, thiếc, chì, kẽm, vàng, thủy ngân… Đặc biệt,một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như vonfram đa kim trữ lượng khoảng 110triệu tấn, lớn thứ hai trên thế giới, tập trung chủ yếu tại mỏ Núi Pháo (huyện Đại Từ); than trữ lượng khoảng 90 triệu tấn, lớn thứ hai củacả nước, tập trung chủ yếu tại mỏ Làng Cẩm, Núi Hồng (huyện ĐạiTừ), Phấn Mễ (huyện Phú Lương), Khánh Hòa (thành phố Thái Nguyên); quặng sắt trữlượng khoảng 50 triệu tấn tập trung chủ yếu tại mỏTrại Cau, TiếnBộ (huyện Đồng Hỷ), quặng titan trên 10 triệu tấn, chì kẽm khoảng trên 200 ngàntấn… cùng nhiều loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện, cơ hộitốt để tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát triển các ngành công nghiệp luyện kimvà khai khoáng, chế biến, chế tạo.

Tài nguyên khoáng sản phongphú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngànhcông nghiệp luyện kim, khai khoáng, chếbiến, chế tạo …TỉnhThái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước; kim loại màu có thiếc,chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân…Khoáng sản, vật liệu xây dựngcũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp látcác loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự ánđầu tư chế biến sâu khoáng sản. Về than có 4 mỏ với trữ lượng trên 100 triệu tấn.Quặng sắt có 47 mỏ và điểm mỏ với trữ lượng gần 100 triệu tấn. Ti tan có 18 mỏvới trữ lượng thăm dò khoảng 18 triệu tấn; Thiếc có 3 mỏ với trữ lượng trên 13triệu tấn; Vonfram với trữ lượng trên 110 triệu tấn...Về vật liệu xây dựng có 2mỏ sét với trữ lượng trên 80 triệu tấn; đá vôi xây dựng với trữ lượng 100 tỷ m3;mỏ sét cao lanh với trữ lượng trên 20 triệu m3...


Tài nguyên du lịch:

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như:An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật,chùa, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Khu di tích vua Lý Nam Đế, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn,đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang quy hoạch đầu tư Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh...và hệ thống khách sạn chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. 


Tài nguyên con người:

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 611.984 người (chiếm 45,8% dânsố)


Giao thông:

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tếNội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm thành phố Hà Nội75km và cảng Hải Phòng 200km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông quan trọngvới hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh,thành phố trong cả nước: Đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửaKhẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quốc lộ 37 đi Bắc Ninh, BắcGiang, Tuyên Quang; đường Hồ Chí Minh; đường vành đai 5; Hệ thống đường sông nốicảng Đa Phúc – Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội – Kép, Lạng Sơn.



Hệ thống điện: Thái Nguyên là tỉnh có l¬ưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có l¬ưới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và một số huyện có lư¬ới điện tương đối hoàn chỉnh.

Hệ thống nước: Tại Thành phố Thái Nguyên có Nhà máy nước Thái Nguyên công suất 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu về khối lượng cũng như chất lượng nước cho sinh hoạt và sản xuất của toàn thành phố. Trên địa bàn tỉnh còn có Nhà máy nước Thị xã Sông Công với công suất thiết kế 30.000 m3/ngày đêm cũng đảm bảo cho nhu cầu nước cho sự phát triển của Thị xã và Khu công nghiệp Sông Công, song về chất lượng nước sạch cần được nâng cao.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Thái Nguyên có hệ thống thông tin viễn thông toàn quốc và quốc tế. Với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba, tổng đài điện tử - kỹ thuật số đảm bảo đáp ứng được thông tin liên lạc trong toàn quốc và quốc tế.

Hệ thống Khu công nghiệp:

Tình hình/định hướng phát triển kinh tế thông qua phát triển các Khucông nghiệp (KCN):

- Trên địa bàn tỉnhThái Nguyên có 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, các khu công nghiệp nàycơ bản đã được lấp đầy.

- Ngày 09/3/2022, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyết định số 326/QĐ-TTg về phân bổ chi tiêu Quy hoạchsử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụngđất quốc gia 5 năm 2021 - 2025. Theo đó, diện tích các khu công nghiệp của tỉnhThái Nguyên tăng từ 1.420ha giai đoạn 2000 - 2020, đến năm 2021 là 2.395ha, đếnnăm 2025 là 3.286ha, đến năm 2030 là 4.245ha, với 11 Khu công nghiệp với tổngdiện tích đất công nghiệp được giao là 4.245ha.

Với mục tiêu “Xây dựng Thái Nguyên trởthành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trungdu miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030” theo Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra:Phấn đấu đếnnăm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế côngnghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội gắn với phát triển bền vững, có sức lantỏa, tác động đến phát triển công nghiệp toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc.Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh có các nhóm ngành/sản phẩmhiện đại, chuyên môn hóa và có giá trị cao, đáp ứngnhu cầu xây dựng tỉnh trở thành một trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại…”


Cơ cấu kinh tế:


Công nghiệp và Xây dựng: 58,51% , Dịch vụ: 27,16% ,Nông – lâm nghiệp và thủy sản: 10,14%,thuế sản phẩm trừ trợ cấp: 4,19%.

Tốc độ tăng trưởng:


Công nghiệp và Xây dựng: 58,51% , Dịch vụ: 27,16% ,Nông – lâm nghiệp và thủy sản: 10,14%,thuế sản phẩm trừ trợ cấp: 4,19%.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2022 tăng 8,59% so với năm 2021, cao hơnmức tăng bình quân chung cả nước (8,02%). 




Thu hút đầu tư:


Cùng với việc tập trung thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên xây dựng cơ chế, chính sáchđặc thù để thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút đầutư vào các khu, cụm công nghiệp với các nhóm ngành có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.Ðể đón kịp xu thế phát triển của kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tưvà thực tiễn, tỉnh nghiên cứu, triển khai mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuầnhoàn và kinh tế ban đêm.


Mục

Khu vực đầu tư/Địa bàn đầu tư

Thuế doanh nghiệp / Thuế nhập khẩu / Thuế đất

Giảm trừ, thời hạn miễn trừ

Khu công nghiệp

Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm: Theo Phụ lục III, Ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Theo Phụ lục II, Ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

- Ưu đãi về Thuế: Theo quy định tại Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Ưu đãi về đất: Theo quy định tại Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và  Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quy định về thực hiện chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với hoạt động xã hội hóa đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Các ưu đãi khác: Theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.


Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

 

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác