Lạng Sơn

Liên hệ
Bà Dương Thị Hồng Vân
(+84 205) 3 816 815
Đánh giá môi trường đầu tư
Bản đồ
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn
Địa chỉ:
Điện thoại
Fax:
Email:
Website: http://xuctiendautu.langson.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc,phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều Bắc – Nam từ22o27’- 21o19’ vĩ bắc; chiều Đông – Tây 106o06 - 107021’ kinh đông. Lạng Sơn cóvị trí chiến lược quan trọng về an ninh – quốc phòng và cũng là điểm nút giao lưu kinh tế các tỉnh vùng Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc.

Diện tích: 8.310,18 km2

Dân số: 802.090người

Địa hình: Địa hình Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và không có núi cao. Độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển; Nơi thấp nhất là 20m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương; Nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt biển. Hướng địa hình rất đa dạng và phức tạp: Hướng tây bắc – đông nam thể hiện ở máng trũng Thất Khê – Lộc Bình, trên đó có thung lũng các sông Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên (Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam đã được

Đơn vị hành chính: Tỉnh Lạng Sơn có 11 huyện, thành phố.Trong đó Stt Đơn vị hành chính Diện tích(Km2 ) Dân số( Người ) 1 Thành phố Lạng Sơn 77,94 93,027 2 Huyện Tràng Định 1.016,00 61,240 3 Huyện Văn Lãng 567,40 51.288 4 Huyện Bình Gia 1.094,00 53.744 5 Huyện Bắc Sơn 699,41 67.743 6 Huyện Văn Quan 547,56 55.173 7 Huyện Cao Lộc 619,09 76.337 8 Huyện Lộc Bình 986,44 80.373 9 Huyện Chi Lăng 704,19 76.1

Tài nguyên thiên nhiên: Trong địa phận tỉnh Lạng Sơn, nhóm khoáng sản kim loại gồm có kim loại đen (sắt, măng gan), kim loại màu (nhôm, péc mi sớm, quặng bô xít, quặng alít, đồng, chì, kẽm, đa kim), kim loại quý (vàng) và kim loại hiếm (thiếc, môlípđen, vananđi, thủy ngân); khoáng sản phi kim loại gồm có khoáng sản nhiên liệu (than nâu, than bùn); khoáng sản dùng làm nguyên liệu áp quang và áp điện (thạch anh kỹ thuật); khoáng sản dùng làm nguyên liệu và phân bón; khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng.

Tài nguyên du lịch:

Lạng Sơn có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc,nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có 02 di tích cấp Quốcgia đặc biệt, 28 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 100 di tích xếp hạng cấp tỉnh;08 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài ra còn có các di tích lịch sử tiêu biểu như Chiến thắng Chi Lăng, Khởi nghĩa Bắc Sơn, Chiến thắng đường 4…Danh thắng tiêu biểu như: Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, động Nhị Thanh – Tam Thanh, hệ thống hang động ở Bình Gia, Bắc Sơn, Chi Lăng …

         

Định hướng phát triển kinh tế của Lạng Sơn đã khẳng định ngành du lịch là thế mạnh, một ngành kinh tế quan trọng có hiệu quả cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm tới.

Du lịch văn hóa tâm linh: Lạng Sơn là vùng đất có nhiều danh thắng,di tích lịch sử, văn hoá gắn với tín ngưỡng, lễ hội.. Đến với Lạng Sơn, du khách thường đi lễ tại các đền, chùa nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn như Chùa Thành, chùa Tam Thanh, đền Kỳ Cùng, Tả Phủ... Tiếp đó, sẽ đến các điểm du lịch văn hóa tâm linh khác tại các huyện trong tỉnh như: đền Mẫu Đồng Đăng (Cao Lộc);chùa Tân Thanh (Văn Lãng) – một điểm đến mới mang nhiều ý nghĩa nơi biên ải. Kết hợp với đó là tham quan mua sắm tại các chợ. Hoặc xuôi về phía nam vào lễ đền Quỷ Môn (Chi Lăng), đền Bắc Lệ (Hữu Lũng)... Đến Lạng Sơn du lịch vào mùa xuân,còn có các lễ hội truyền thống và càng hiểu sâu sắc hơn về đất và người xứ Lạng như lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng; chùa Tam Thanh, chùa Tiên, chùa Bắc Nga, đền Vua Lê…

 Du lịch nghỉ dưỡng: Núi Mẫu Sơn nằm trên địa bàn 3 xã Công Sơn, Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) với diện tích 10.470ha. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, nằm ở độ cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 15,60C, rất thích hợp cho nghỉ dưỡng và các hoạt động thể thao như leo núi, khám phá.

Du lịch sinh thái cộng đồng: Thời gian qua, hướng phát triển du lịchcộng đồng được tỉnh chú trọng đầu tư, hai xã Vũ Lăng (huyện Bắc Sơn) và Hữu Liên (huyện Hữu Lũng) là địa điểm có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành khu du lịch sinh thái cộng đồng. Cho đến nay, đã xây dựng tour du lịch tâm linh, du lịch sinh

Tài nguyên con người: Tỉnh Lạng Sơn có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn và năng suất cao phục vụ cho sản xuất công nghiệp, 56% là lao động đã qua đào tạo.

Giao thông:

Lạng Sơn là một trong các tỉnh miền núi phía bắc có mạng lưới giao thông phân bố tương đối đều có thể sử dụng cả đường sắt, đường bộ và đường thủy.

        - Đường sắt liên vận quốc tế từ Hà Nội đến Đồng Đăng - Lạng Sơn và cửa khẩu biên giới Việt Trung với chiều dài 165 km là một trong những lợi thế của Lạng Sơn.

        - Đường bộ Lạng Sơn phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh,trong đó có các quốc lộ: 1A (nối Lạng Sơn – Hà Nội 154 km); 1B (Đồng Đăng –Thái Nguyên 105 km, chạy qua các huyện  Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, nối tiếp với Bắc Cạn và thành phố Thái Nguyên), 4A (Lạng Sơn – Cao Bằng 66 km qua huyện Văn Lãng, Tràng Định nối với Cao Bằng); 4B (dài 80 km nối Lạng Sơn với Quảng Ninh qua huyện biên giới  Đình Lập, Lộc Bình); Quốc lộ 31 (Đình Lập– Bắc Giang dài 61 km); quốc lộ 279 (Bình Gia – Thái Nguyên dài 55 km); Cao tốcBắc Giang – Lạng Sơn dài 43,2 km.

       - Đường thủy: Một số đoạn của sông Kỳ Cùng, từ khu vực Lộc Bình qua thành phố tới Văn Lãng và Tràng Định. 

Hệ thống điện:

Hệ thống nước: + Có bao nhiêu nhà máy nước sạch: 31 nhà máy + Tổng công suất thiết kế: 50.800m3/ngày/đêm + Đáp ứng 80 % cho Khu C.nghiệp, khu dân cư - Hệ thống xử lý chất (nước) thải: Hệ thống thoát nước cơ bản đáp ứng tốt cho các khu công nghiệp khu dân cư. Hệ thống sử lý chất ( nước) thải chưa có. + Đối với chất thải: * Có bao nhiêu nhà máy xử lý chất thải: chưa có * Công suất tấn/ngày * Đáp ứng bao nhiêu % cho Khu công nghiệp, khu dân cư + Đối với nước thải: * Có bao nhiêu nhà máy và hệ thống xử lý nước thải: chưa có * Công suất bao nhiêu m3/ ngày * Đáp ứng bao nhiêu % cho Khu công nghiệp, khu dân cư

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Mạng lưới viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới 11/11 huyện, thành phố, 100% xã, các cửa khẩu; Tỷ lệ sử dụng đạt 12,6 điện thoại cố định/100 dân.

Hệ thống Khu công nghiệp: Lạng Sơn có 2 khu công nghiệp là KCN Hồng Phong (diện tích 321,7 ha) và KCN Đồng Bành (diện tích 250 ha).

Cơ cấu kinh tế:


Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,1%GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,4%; khu vực dịch vụ chiếm 49,98%;thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,52% .



Tốc độ tăng trưởng:


Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 đạt 7,22%.

Trong đó, khu vực I (nông, lâm, thủysản) tăng 5,01%; khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng 11,03%; khu vực III(thương mại, dịch vụ) tăng 6,6%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,53%.


Thu hút đầu tư:


1.    Định hướng pháttriển công nghiệp

Tậptrung lợi thế kết nối giao thông để phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp, tậptrung cho cơ sở hạ tầng các khu và cụm công nghiệp để thu hút đầu tư vào các dựán sản xuất công nghiệp quy mô lớn, các nhóm nghành có khả năng cạnh tranh tốt,là hạt nhân phát triển các nghành công nghiệp lợi thế, tạo hiệu ứng lan toả chophát triển công nghiệp của tỉnh. Trọng tâm phát triển khu công nghiệp khu vựchuyện Hữu Lúc, nơi có cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chạy qua, dễ liên kết vớicác trung tâm công nghiệp lớn của Bắc Giang, Thái Nguyên.

Ngoàira, một số cụm công nghiệp được bố trí dọc theo quốc lộ 4A nối Lạng Sơn với CaoBằng; quốc lộ 4B nối Lạng Sơn với Quảng Ninh.

2.    Định hướng phát triển Dịch vụ

Xâydựng tỉnh Lạng Sơn thành trung tâm dịch vụ cấp vùng, trung tâm giao thương kinhtế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc,trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước, thành phố cửa khẩu"Xanh" tiêu biểu của Việt Nam.

Tậptrung ưu tiên 6 nghành dịch vụ: thương mại và dịch vụ kinh tế cửa khẩu; du lịch;dịch vụ vận tải kho bãi; dịch vụ tài chính ngân hàng; dịch vụ giáo dục, y tế; dịchvụ khác như viễn thông; dịch vụ hỗ trợ, khoa học công nghệ.

3.    Định hướng phát triển kinh tế cửa khẩuvà khu kinh tế cửa khẩu

Khuyếnkhích phát triển các loại hình dịch vụ qua biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu.Hình thành phát triển kho bãi có sức chứa lớn, đa dạng công năng tại các cửa khẩuHữu Nghị, Đồng Đăng, Tân Thanh, Chi Ma. Hình thành dịch vụ trạm nghỉ để phục vụcác lái xe tải đường dài từ các tỉnh phía Nam và các nước ASEAN đến Lạng Sơn.

Pháttriển tốt 05 cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Đồng Đăng, Chi Ma và Bình Nghi. Cửakhẩu Hữu Nghị sẽ trở thành cửa khẩu tiên tiến nhất ASEAN, phát triển cửa khẩuđường sắt Đồng Đăng tương xứng với đường sắt các nước ASEAN, phát triển kho bãivà dịch vụ logistics. Cửa khẩu Tân Thanh phát triển theo hướng troẻ thành trungtâm chế xuất nông sản và tiêu thụ hàng nông sản cho Việt Nam, các nước ASEAN vàTrung Quốc thông qua sàn giao dịch nông sản, cửa khẩu Cốc Nam sẽ là khu kinh tếthương mại, dịch vụ biên giới.

4.    Định hướng phát triển nông, lâm nghiệpvà thuỷ sản

Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, có sức cạnh tranh cao, phát huy lợi thế đặc sản địa phương. Ưu tiên phát triển một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng , đặc hữu chất lượng cao theo chuỗi giá trị gồm:na tại các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng; hồng tại các huyện Cao Lộc, Văn Lãng; thạch đen tại các huyện Bình Gia, Tràng Định; hồi tại các huyện Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập.

            Phát triển sản xuất chăn nuôi heo theo hướng trang trại tập  trung, công nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao kết hợp chăn nuôi truyền thống.Tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hưỡng hữu cơ, an toàn sinh học.

Khai thác diện tích mặt nước sẵn có để nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nuôi thâm canh, lồng bé. Chú trọng tái tạo phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản, bảo tồn đa dạng sinh học.




1.     Hỗ trợ thủ tục đầu tư

Hỗ trợ, tư vấn miễn phí thủ tục thành lập doanh nghiệp, các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, môi trường và các thủ tục hành chính khác thuộc thẩm quyền của địa phương từ giai đoạn khảo sát, nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư đến khi dự án đi vào hoạt động.

Cung cấp thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Đồng hành và hỗ trợ nhà đầu tư khảo sát các địa điểm nhà đầu tư quan tâm.

2.    Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh

Đối với các dự án thuộc trường hợp nhà đầu tư và người sử dụng đất tự thỏa thuận việc sử dụng đất: thành lập tổ công tác do lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố làm tổ trưởng để phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư tuyên truyền, thỏa thuận việc sử dụng đất với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tại các vị trí đề xuất dự án đã phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.       Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp

Điều kiện hỗ trợ: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.

Nội dung hỗ trợ: hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mức hỗ trợ: hỗ trợ 200 triệu đồng/ha, tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/cụm công nghiệp.

4. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án           
- Điều kiện hỗ trợ:
Dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư),hoàn thành đi vào hoạt động theo đúng nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

            Nội dung hỗ trợ: Nhà đầu tư có dự án đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của chính sách này, nếu bên ngoài hàng rào dự án chưa có đường giao thông, hệ thống thoát nước kết nối đến hàng rào dự án thì được hỗ trợ đầu tư đường giao thông, hệ thống thoát nước đến hàng rào dự án.

 Mức hỗ trợ: hỗ trợ 50% chi phí xây lắp công trình trước thuế theo thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng các nội dung hỗ trợ nêu trên không vượt quá 10 tỷ đồng/01 dự án.

5. Hỗ trợ đào tạo lao động

Điều kiện hỗ trợ:Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ đầu tư theo Nghị quyết này, đáp ứng đồng thời các điều kiện: sử dụng từ 50 lao động trở lên; nhà đầu tư có ký hợp đồng với người lao động từ 12 tháng trở lên,tham gia đóng bảo hiểm xã hội; lao động chưa qua đào tạo hoặc chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng của dự án, cần đào tạo và đào tạo lại.

 Số lần hỗ trợ và mức hỗ trợ: Số lần hỗ trợ: mỗi lao động được hỗ trợ đào tạo 01 lần.Mức hỗ trợ: tối đa không vượt quá 01 tỷ đồng/dự án, cụ thể:

- Đối với đào tạo trình độ sơ cấp, dạynghề dưới 03 tháng: hỗ trợ 01 triệu đồng/01 lao động/khoá;

- Đối với đào tạo trình độ trung cấp: hỗ trợ 1,5 triệu đồng/01 lao động/khoá;

- Đối với đào tạo trình độ cao đẳng: hỗ trợ 03 triệu đồng/01 lao động/khoá.



Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác