Kom Tum

Liên hệ
Huỳnh Quốc Trung - Phó Trưởng ban, Phụ trách điều hành BQL Khu kinh tế tỉnh
02603.910606
banquanlykhukinhte-kontum@chinhphu.vn Website:
Đánh giá môi trường đầu tư
Bản đồ
Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum
Địa chỉ: 186 Ure, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Điện thoại 02603.910606
Fax:
Email: banquanlykhukinhte-kontum@chinhphu.vn
Website:
Các lĩnh vực ưu tiên: 1. Vị trí địa lý thuận lợi: Tỉnh Kon Tum nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào - Campuchia, có Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, các Quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh nối Khu Kinh tế Cửa khẩu này với Khu Kinh tế Dung Quất, các cảng biển ở miền Trung và các tỉnh khác. Vị trí này tạo điều kiện để tỉnh Kon Tum trở thành một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế và thương mại quốc tế nối từ Mianma - Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. 2. Tiềm năng phát triển nông nghiệp: Kon Tum là nơi thích hợp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, điển hình như rau hoa củ quả, thủy sản xứ lạnh và cây dược liệu tại vùng Măng Đen, huyện Kon Plông; sâm Ngọc Linh ở vùng núi Ngọc Linh ở độ cao khoảng 1.500m thuộc huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông; cà phê ở huyện Đăk Hà và vùng chăn nuôi gia súc, đại gia súc tập trung tại huyện mới Ia H'Drai. 3. Tiềm năng phát triển lâm nghiệp: Kon Tum là một trong 5 tỉnh có diện tích rừng lớn của cả nước, có độ che phủ rừng (có tính cây cao su) đạt 63%, tuy tỷ trọng đóng góp của ngành trồng rừng và chăm sóc rừng vào cơ cấu chung của nền kinh tế đạt thấp, nhưng tổng diện tích đất có rừng của tỉnh Kon Tum vào năm 2019 là 609.468,58 ha, hoàn toàn đủ khả năng và quy mô để thúc đẩy chủ trương phát triển lâm nghiệp của tỉnh. Trung bình mỗi năm, sản lượng khai thác gỗ đạt 15.440 m3; khai thác củi khoảng 260.000 Ster; khai thác song mây khoảng 54 tấn; khai thác tre, nứa gần 160 nghìn cây và thu nhặt một số lâm sản khác như măng tươi, lá dong, nhựa thông. 4. Tiềm năng phát triển du lịch: Các di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei; các địa danh nổi tiếng như đồi Charlie, Đăk Tô - Tân Cảnh; những công trình lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ như nhà thờ gỗ, Tòa giám mục, chùa Bác Ái...; khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn quốc gia Chư Mom Rây, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đăk Uy. Kon Tum là nơi đóng góp cho hồ sơ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nơi phát hiện Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (huyện Sa Thầy). Tỉnh có Vùng Du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, với quy mô khoảng 136.000 ha, địa bàn đã và đang tạo ra ưu thế to lớn về phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Một số dự án phát triển du lịch đã được triển khai trên địa bàn các huyện, thành phố( ). Có 09 làng du lịch, điểm du lịch (huyện Kon Plông 05 điểm( ), huyện Đắk Hà 01 điểm( ) và thành phố Kon Tum 3 điểm( )) và 02 cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch( ) được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận. 5. Tiềm năng sản xuất năng lượng: tỉnh Kon Tum có số giờ nắng trung bình cả năm trên 2.500h, lượng bức xạ tổng cộng thực tế là 1.568,9 kWh/m2, trung bình ngày là 4,3 kWh/m2, dự kiến công suất khoảng 7.000MWp và có tốc độ gió trung bình 6m/s thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió.

Vị trí địa lý:

Tỉnh Kon Tum có vị trí tọa lạc tại khu vực ngã 3 Đông Dương. Kon Tum là một trong 5 Tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên ; nằm ở cực bắc Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh trên hành lang kinh tế Đông – Tây.

Phía Tây giáp Lào,Campuchia, với đường biên giới dài 292,913 km (giáp Lào 154,222 km; giáp Campuchia 138,691 km); phía Bắc giáp Quảng Nam (142 km); Đông giáp tỉnh

QuảngNgãi (74 km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km).

Diện tích: 9.690,46

Dân số: 500.000

Địa hình: thuộc dạng địa hình miền núi, có độ cao từ 400 đến 2.598 m (đỉnh núi Ngọc Linh), cao ở phía Bắc và thấp dần ở phía Nam; có 4 kiểu địa hình chính sau: + Kiểu địa hình núi cao: chiếm 0,7% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, độ dốc bình quân từ 250 ÷ 300, độ cao bình quân 1.500 m; + Kiểu địa hình núi trung bình: chiếm 20,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plong độ dốc bình quân từ 200 ÷ 250, độ cao bình quân 1.

Đơn vị hành chính: gồm 9 huyện (Đăk Glei, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Plong, Kon Rẫy, Ia H’Drai) và Thành phố Kon Tum; 102 xã, phường

Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên thiên nhiên: 1. Tài nguyên đất: tổng diện tích 969.046 ha, chia làm 7 nhóm đất chính: - Nhóm đất phù sa (Fs): DT khoảng 8.526 ha, chiếm 0,88% - Nhóm đất Gley (GL): DT khoảng 2.001 ha, chiếm 0,21%; - Nhóm đất mới biến đổi Cambi Soil (CM): DT khoảng 2.417 ha, chiếm 0,25% - Nhóm đất xám (Arri Sols - X): DT khoảng 898.295 ha, chiếm 93,44% - Nhóm đất đỏ Bazan: DT khoảng 32.321 ha, chiếm 3,36% - Nhóm đất Alit núi cao: DT khoảng 6.865 ha, chiếm 0,71% - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá:

Tài nguyên du lịch:

Được sự ưu ái của thiên nhiên, Kon Tum sở hữu nhiềucảnh quan hoang sơ, hùng vĩ cùng bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộclâu đời, Kon Tum có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Các di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như ngụcKon Tum, ngục Đăk Glei; các địa danh nổi tiếng như đồi Charlie, Đăk Tô- Tân Cảnh; nhữngcông trình lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ như nhà thờ gỗ, Tòa giám mục, chùaBác Ái...; khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn quốc gia Chư Mom Rây, khu bảo tồnthiên nhiên Ngọc Linh, rừngđặc dụng Đăk Uy, Khu vực lòng hồ Thủy điện Yaly, Plei Kroong. Kon Tum là nơiđóng góp cho hồ sơ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nơi phát hiện Di chỉ khảocổ học Lung Leng; Vùng Du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông đã và đang tạo ra ưu thế to lớnvề phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, trên 53% dân số làdân tộc thiểu số với nhiều tộc người khác nhau cũng góp phần tạo nên sự đa dạngtrong văn hóa của tỉnh Kon Tum.


Tài nguyên con người:

▪ Dân số trong độ tuổi lao động: 59 %
▪ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động được học nghề: 55,70  %

▪ Tỷ lệ hoàn thành chươngtrình đào tạo nghề có chứng chỉ: 40,2% 

Giao thông:

Đường bộ: Toàn tỉnh hiện có6.082 km đường giao thông, trong đó:

+ Quốc lộ gồm 05 tuyến đường có tổng chiu dài 441,47 km, baogồm: Đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14(156 km); Quốc lộ 14C (106,8km); Quốc lộ 40 (21,53 km); Quốc lộ 40B (57,94 km) và Quốc lộ 24 (99,2 km);

+ Tỉnh lộ gồm 15 tuyến với tổng chiu dài 486,02 km, baogồm: TL671; TL672; TL673; TL674; TL675; TL676; TL677; TL678; đường tái định cưthuỷ điện Plei Krông và đường Đăk Kôi - Đăk Pxi; đường Sa Thầy - YaLy - thônTam An (xã Sa Sơn) - Ya Mô - làng Rẽ (Mô Rai), huyệnSa Thầy (Tỉnh lộ 674); đoạn tránh Đèo Văn Rơi; đường Ngọc Hồi - DốcMuối; đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh; đườngtừ Iachim đi bến du lịch;

- Đường huyện: 714,62 km; Đường đô thị: 448 km; Đường xã: 948 km; Đường thôn, xóm, trục nội đồng:2.517 km; Đường chuyên dùng: 28 km.

- ĐườngTuần tra Biên giới: 435 km; Đường Trường Sơn Đông: 52 km.

Các tuyến vận tải hành khách cố định chủyếu phát triển theo trục đường HồChí Minh và Quốc lộ 24. Trên địa bàn tỉnh có75 tuyế

Hệ thống điện: + Trạm biến áp 220kV: công suất 125MVA; + Trạm biến áp 110kV: 04 trạm, tổng công suất 145 MVA + Giá điện, các dịch vụ lắp đặt, sữa chữa như thế nào: Giá điện thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về giá bán điện. Các dịch vụ sửa chữa, cải tạo lưới điện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Hệ thống nước: + Hiện nay toàn tỉnh có: 03 NM nước được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động: NM nước Tp Kon Tum, NM nước TT Đăk Tô, NM nước TT Đăk Hà và các huyện còn lại đã phê duyệt Dự án đầu tư. + Công suất: 32.000 m3/ngày (NM nước Tp Kon Tum 12.000/m3/ngày; NM nước huyện Đăk Tô 5.000/m3/ngày; NM nước huyện Đăk Hà 5.000/m3/ngày) + Đáp ứng 70% cho khu công nghiệp và 30% các khu dân cư trên địa bàn tòn tỉnh - Hệ thống xử lý chất (nước) thải: + Đối với chất thải: . Có bao nhiêu nhà máy xử lý chất thải: hiện nay tỉnh chưa có nhà máy nào đi vào hoạt động, có 01 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng của Công ty Song Nguyên. . Công suất tấn/ngày: . Đáp ứng bao nhiêu % cho khu công nghiệp, khu dân cư + Đối với nước thải: . Có bao nhiêu nhà máy xử lý nước thải: có 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Hòa Bình . Công suất bao nhiêu m3/ngày: 500 . Đáp ứng bao nhiêu % cho khu công nghiệp, khu dân cư: 100% cho khu công nghiệp

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Hạ tầng viễn thông cơ bản theo kịp về trình độ công nghệ của cả nước đáp ứng hầu hết các dịch vụ theo nhu cầu của xã hội. Mạng truyền dẫn cáp quang đã lan rộng đến 8/9 huyện, thị xã; một số ít đã xuống xã tạo nền móng vững chắc cho mạng thông tin băng rộng, đa dịch vụ, an toàn và chất lượng cao. Toàn tỉnh hiện có 16 tổng đài, trong đó có 02 tổng đài HOST và 14 tổng đài vệ tinh RSS; ngoài ra còn có một số bộ tập trung thuê bao lắp đặt tại các điểm kinh tế, khu đông dân cư.

Hệ thống Khu công nghiệp:

Tên KCN

Năm thành lập

Diện tích

Thông tin chính

Tên & trang web của nhà phát triển/nhà đầu tư hạ tầng

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y

1999

70.438

Cơ cấu kinh tế:


Công nghiệp và Xây dựng ( 30,78  %), Dịch vụ( 41,41 %), Nông lâm ngư nghiệp ( 19,42  %); Thuế hàng hoá) : 8,39%

Tốc độ tăng trưởng:


Tỷ lệ tăng trưởng theo ngành: Công nghiệp và Xây dựng( 14,88 %), Dịch vụ ( 8,03 %), Nông lâm ngư nghiệp ( 6,19 %); Thuế hàng hoá) : 8,58%

Thu hút đầu tư:


Đầu tư trong nước năm 2015: + Số lượng dự án: 17
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 9.270 tỷ đồng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015: + Số lượng doanh nghiệp: 03
+ Số lượng dự án: 03
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 1.279,740 tỷ đồng

Những ưu đãi chung về thuế theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam




Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

 

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác