Hà Giang

Liên hệ
Ông Nguyễn Tiến Lợi - Giám đốc
(+84) 913 327 291
ntloigd.skhdt@hagiang.gov.vn
Đánh giá môi trường đầu tư
Từ các hoạt động quảng bá, Xúc tiến đầu tư, đến nay đã có 29 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn trên 1.505 tỷ đồng. Trong đó có 3 dự án xây dựng thủy điện; 10 dự án khai thác, chế biến khoáng sản; 14 dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, giao thông… và 2 dự án FDI. Ngoài ra, đã có 7 dự án ODA được ký kết hiệp định và xây dựng đề xuất vay vốn đầu tư; 15 dự án được thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đặc biệt, tỉnh mở rộng hợp tác, liên kết phát triển du lịch với 6 tỉnh Việt Bắc, 8 tỉnh Tây Bắc và các địa phương trong và ngoài nước.

Những kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Hà Giang cho thấy. Hà Giang đang dần trở thành “miền đất hứa” của các nhà đầu tư. Với sự quan tâm sát sao của Tỉnh ủy bằng việc chỉ đạo thực hiện chuyển mạnh từ “tiền kiểm sang hậu kiểm” trong thu hút đầu tư; thực hiện giao nhiệm vụ theo cơ chế “mỗi việc một cơ quan chủ trì, một người phụ trách, một thời gian hoàn thành và một kết quả nhất định” và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đồng thời, thực hiện Chiến lược Tái cơ cấu kinh tế tỉnh, tầm nhìn 2030, tỉnh đã thành lập 5 nhóm hành động, trong đó có Nhóm hành động Phát triển doanh nghiệp giúp tham mưu cho tỉnh xây dựng những kế hoạch, chiến lược thu hút đầu tư bài bản, trọng tâm. Có thể tin tưởng, thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư đến với Hà Giang.
>> Xem chi tiết
Bản đồ
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang
Địa chỉ: Số 188 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Trãi, TP.Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Điện thoại (+84) 219 3866256
Fax:
Email:
Website: hagiang.gov.vn/pages/home.aspx
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý:

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Diện tích: 7.929,4834

Dân số: Tính đến 1/4/2019 là

Địa hình:

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 - 1000m so với mực nước biển. Đây và vùng tập trung có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía Bắc nằm sát chi tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi phía Tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang. 

Đơn vị hành chính: Có 01 thành phố (Hà Giang) và 10 huyện (Quang Bình, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang).

Tài nguyên thiên nhiên:

Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác.

Tài nguyên du lịch:

Hà Giang giàu tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và các di tích lịch sử văn hoá có giá trị: cao nguyên đá Đồng Văn, chợ tình Khâu Vai, đỉnh Tây Côn Lĩnh, thác Thí, thác Bay, thạch nhũ đôi, cổng trời Quản Bạ đỉnh Mã Pí Lèng, di tích đồi Thông, Lò Gạch, di chỉ nổi tiếng của người Việt cổ ở Bắc Mê, Nà Chảo…

Tài nguyên con người:

Căn cứ theo số liệu tổng điều tra dân số tính đến ngày 01/4/2019, dân số Hà Giang là 854.679 nghìn người. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 45%. Hiện tỉnh đang xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh thời kỳ mới.

Giao thông: * Đường Quốc lộ đi qua: Đường quốc lộ 2; Đường quốc lộ 279; Đường quốc lộ 34; Đường quốc lộ 4c.
* Đường tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh dài 363 km; đường đô thị 207,31 km

Hệ thống điện:

Trên địa bàn tỉnh có 1 trạm biến áp 110KV với công suất 30.000 KVA, 8 trạm thuỷ điện với công suất trên 6000 KW và một số máy phát điện Diesel có công suất trên 2.200 KW, đảm bảo cung cấp điện lưới quốc gia cho 100% xã, phường trên địa bàn.

Hệ thống nước: Hà Giang đã xây dựng hàng trăm công trình hệ tự chảy, 23.895 bể chứa nước cho đồng bào vùng cao; các trung tâm huyện lỵ, thị xã đều đã có hệ thống cấp nước. Giải quyết được 80% số hộ vùng cao chủ động nước về mùa khô, giải quyết được 41% số hộ sử dụng nước sạch. + Nhà máy nước sạch: Có 06 nhà máy nước sạch;  + Công suất (m3/ngày): Tổng công suất là 22.500m3/ngày đêm; Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Hệ thống Khu công nghiệp: Hà Giang có 01 Khu công nghiệp Bình Vàng và có 06 cụm công nghiệp (Cụm CN Nam Quang; Cụm CN Vị Xuyên; Cụm CN Minh Sơn I; Cụm CN Minh Sơn I; Cụm CN Thuận Hòa; Cụm CN Tùng Bá); 01 Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy

Cơ cấu kinh tế:


Theo báo cáo Hội nghị tổng kết năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ 2019 của tỉnh Hà Giang. Cơ cấu kinh tế cả năm 2018 như sau:
- Nông lâm nghiệp và Thủy sản chiếm 30,54%;
- Công nghiệp và xây dựng chiểm 22,44%;
- Thương mại - dịch vụ chiếm 40,02%.

Tốc độ tăng trưởng:


- GRDP: 8%
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 2018: tăng 13,8% (so với năm 2017)




Thu hút đầu tư:


Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư về tình hình thu hút đầu tư tỉnh Hà Giang 06 tháng năm 2019 (tính theo lũy kế) như sau:
- Số dự án FDI: 8 dự án
- Tổng vốn đăng ký đầu tư (tính theo lũy kế): 6,75 triệu USD
- Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích: Công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm, điện tử, công nghiệp phụ trợ...
- Địa bàn ưu tiên, khuyến khích: Vùng động lực trên địa bàn tỉnh (Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên)
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư Đối với các dự án trong KCN, CCN:
+ Hỗ trợ các hạng mục xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Đường từ trục chính vào khu nhà máy, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước nằm trong vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hoá nông sản, thuỷ sản theo quy hoạch được phê duyệt; 
- Đối với các dự án ngoài KCN, CCN:
+ Hỗ trợ các hạng mục xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Đường từ trục chính vào khu nhà máy, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước nằm trong vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hoá nông sản, thuỷ sản theo quy hoạch được phê duyệt; 

Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
Không có bình luận nào
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác