Tài nguyên thiên nhiên: Đất của tỉnh Đồng Nai có 10 nhóm đất chính như:đất xám, đất đen và đất đỏ… Những nhóm đất này thích hợp cho trồng các loại cây hằng năm, các cây công nghiệp dài ngày, cây lúa và các cây hoa màu khác. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh cũng rất đa dạng gồm: kim loại (vàng, nhôm, thiếc, chì kẽm đa kim); phi kim loại (kao lin, sét màu, đá vôi, thạch anh mạch, đá xây dựng và ốp lát, cát xây dựng, cát san lấp, sét gạch); nước khoáng (nước nóng và nước ngầm)…
Tài nguyên du lịch: Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng như: Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó...
Tài nguyên con người: Đồng Nai có khoảng 1,5 triệu người trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn tỉnh có 13 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với tổng số học viên, sinh viên đang theo học 19.000 học sinh, sinh viên. Đồng Nai hiện có 53 cơ sở dạy nghề, đang đào tạo nghề cho 51.200 người, tập trung vào các ngành nghề như: kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng, vận tải, công nghệ thông tin, văn hóa nghệ thuật, y tế, nông nghiệp và chế biến, hóa chất, kinh doanh và quản lý, vệ sĩ-bảo vệ, lắp máy ... Đây sẽ là nguồ
Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện với cả 3 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Đường bộ: có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh là quốc lộ 1, 56, 20 và 51. Hệ thống đường sắt chạy qua tỉnh có tổng chiều dài là 87,5 km với 12 ga, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Ngoài ra, hệ thống sông Đồng Nai và sông Thị Vải với 3 cảng: Long Bình Tân, Gò Dầu A, Gò Dầu B, tạo điều kiện thuận cho việc vận chuyển hàng hoá ra vào tỉnh.
Hệ thống điện: Sử dụng nguồn điện chung của lưới điện quốc gia. Hệ thống phân phối 15 KV đã phủ kín 171 phường, xã thị trấn trong toàn Tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu cấp điện cho các nhà đầu tư.
Hệ thống nước:
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Toàn tỉnh có 66 bưu cục. Có 78 tổng đài điện tử các loại với tổng dung lượng lắp đặt là 200.116 số, tổng thuê bao sử dụng là 169.843 máy, đạt hiệu suất sử dụng 85%. Mạng lưới điện thoại, viễn thông của tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp liên lạc được với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới.
Hệ thống Khu công nghiệp: Đồng Nai hiện có 32 KCN với tổng diện tích quy hoạch 9.572ha. Bao gồm các khu: Amata 513,01ha, Biên Hòa I 335ha, Biên Hòa II 394,63ha, Gò Dầu 182,38ha, Loteco 100ha, Nhơn Trạch I 446,49ha, Nhơn Trạch II 331,42ha, Nhơn Trạch III 697,49ha, Sông Mây 473,95ha, Hố Nai 496,65ha, Dệt may Nhơn Trạch 175,6ha, Nhơn Trạch V 298,4ha, Tam Phước 323,18ha, Long Thành 486,91ha, An Phước 200,85ha, Định Quán 54,35ha, Long Đức 281,32ha, Nhơn Trạch VI 314,23ha, Nhơn Trạch II- Nhơn Phú 183,18 ha, Nhơn Trạch II – Lộc Khang 69,53ha, Xuân Lộc 108,82ha, Thạnh Phú 177,2ha, Bàu Xéo 499,8ha, Công nghệ cao Long Thành 410,31ha
Cơ cấu kinh tế:
Tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trong công nghiệp xây dựng luôn cao hơn hẳn so với cách ngành khác trong cơ cấu GDP.
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Nông – lâm - thuỷ sản | 13,7% | | 10,61% | 9,9% | 8,6% |
Công nghiêp – xây dựng | 57,4% | | 57,89% | 57,35% | 57,2% |
Dịch vụ | 28,9% | | 31,5% | 32,8% | 34,2% |
Tốc độ tăng trưởng:
Kinh tế Đồng Nai duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm tăng 13,6%.
Năm
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
GDP
|
14,3%
|
15,5%
|
15,46%
|
9,29%
|
13,48%
|
Thu hút đầu tư:
Tỉnh Đồng Nai tiếp tục định hướng phát triển bền vững, thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, chú trọng công tác bảo vệ môi trường và thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội. Việc kêu gọi, thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng tập trung vào các lĩnh vực chính sau đây:
a) Công nghiệp:
- Dự án sử dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ: sản xuất chi tiết, linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may mặc, may giày. Khuyếnkhích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Sản xuất vật liệu mới, các dự án tiết kiệm năng lượng, các dự án thân thiện với môi trường.
- Đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất sản phẩm phần cứng, phần mềm.
b) Nông nghiệp và Công nghiệp chế biến:
- Sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học.
- Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo thực phẩm an toàn.
- Dự án chế biến nông sản thực phẩm.
- Dự án trồng, sản xuất dược phẩm, dược liệu.
c) Các lĩnh vực khác:
- Hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư cầu, đường giao thông, cảng biển, logistics.
- Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, du lịch, văn hóa kết hợp du lịch, nhà ở xã hội, dịch vụ phục vụ khu công nghiệp.