An Giang

Liên hệ
Trần Quang Thanh - Phó giám đốc
(+84)94.669.9979
tqthanh@angiang.gov.vn
Đánh giá môi trường đầu tư
Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết
Bản đồ
Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư An Giang
Địa chỉ:
Điện thoại (+84)296.394.5001
Fax: 0296.394.5002
Email:
Website: atpic.angiang.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Cơ sở hạ tầng Khu – cụm công nghiệp; Chế biến nông thủy sản; dệt may – thời trang;…

Vị trí địa lý: An Giang nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông Nam giáp TP. Cần Thơ, phía Tây giáp Kiên Giang và Tây Bắc giáp Campuchia. Có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Vương quốc Campuchia gần 100 km với 4 cửa khẩu.

Diện tích: 3.536,8

Dân số: 1,9 triệu

Địa hình: An Giang là một trong 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đồi núi, hầu hết tập trung ở phía tây bắc của tỉnh (thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn).

Đơn vị hành chính: Tỉnh An Giang có 02 thành phố: Long Xuyên và Châu Đốc; 01 thị xã: Tân Châu; 08 huyện: Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân, Châu Phú, An Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn với 156 xã/phường/thị trấn

Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. + Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh An Giang phong phú về khoáng sản: vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá granit, đá phun trào, cát xây dựng, đất sét gạch ngói), vật liệu trang trí (đá ốp lát, đá aplite), khoáng sản nhiên liệu (than bùn), đá quý và ngọc, quặng kim loại (quặng mol)

Tài nguyên du lịch: An Giang là một trong 10 vùng du lịch trọng điểm quốc gia với một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu như: Châu Đốc với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Thất Sơn, Rừng tràm Trà Sư,… Ngoài ra, An Giang còn có một số điểm du lịch về Văn hoá - lịch sử - tâm linh như: Dinh Ông Chưởng (Kiến An, Chợ Mới), Cột dây thép (Long Điền A, Chợ Mới),…

Tài nguyên con người: Năm 2020, Dân số trong độ tuổi lao động: 1,07 triệu người; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động được học nghề: 65%

Giao thông: - Đường bộ: Toàn tỉnh có 4.382 km đường bộ, trong đó:
+ Quốc lộ 91 đi từ TP. Cần Thơ qua An Giang đến biên giới Campuchia tại Tịnh Biên, chiều dài 93 km.
+ Quốc lộ N1 đoạn từ Đức Huệ, Long An qua Đồng Tháp, qua Châu Đốc đi Kiên Giang dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia.
+ Quốc lộ 91C được nâng cấp từ tỉnh lộ 956 có tổng chiều dài 35,5 km.
+ Đường tỉnh: Toàn tỉnh hiện có 16 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 480 km.
- Đường thủy: Sông Tiền (chảy qua địa phận tỉnh 87 km) và sông Hậu (qua địa phận tỉnh 100 km) là hai con sông quan trọng nối An Giang và Đồng bằng sông Cửu Long với các nước Campuchia, Lào, Thái Lan. Ngoài ra mạng lưới kênh cấp 2, cấp 3 đảm bảo các phương tiện từ 50-100 tấn lưu thông trong tỉnh. An Giang hiện có 02 cảng: cảng Mỹ Thới với công suất bốc dỡ trên 1,65 triệu tấn/năm và cảng Bình Long (thuộc KCN Bình Long) với công suất 300.000 tấn/năm.


Hệ thống điện: An Giang đang quản lý khoảng 100 km đường dây trung thế 01 pha và gần 200 km đường dây trung thế 3 pha và 2.000 km đường dây hạ thế. An Giang có 6.097 trạm biến áp, dung lượng khoảng 100.000 KVA. 
Giá điện: 
+ Giờ bình thường: 1.388 đồng/kwh 
+ Giờ thấp điểm: 869 đồng/kwh 
+ Giờ cao điểm: 2.459 đồng/kwh


Hệ thống nước: Trên địa An Giang hiện đang quản lý 198 hệ thống cấp nước có tổng công suất khoảng 194.282 m3/ngày, đáp ứng 97,58% cho khu công nghiệp, khu dân cư.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Tính đến cuối năm 2010, số thuê bao điện thoại cố định có trên mạng khoảng 175.000 thuê bao; số thuê bao điện thoại di động trả sau khoảng 37.000 thuê bao; số thuê bao Internet là 40.000 thuê bao; trạm BTS có gần 100 trạm và trạm BSC là 06 trạm. Về mặt chỉ tiêu chung toàn tỉnh, các tiêu chí về bưu chính, viễn thông so với tiêu chí quy định xã nông thôn mới: xã có điểm phục vụ BCVT đạt trên 93%, tiêu chí có internet đến ấp khóm có gần 59% số xã đạt.

Hệ thống Khu công nghiệp: - Có 03 khu công nghiệp đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và đưa vào sử dụng bao gồm: 
+ Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành): diện tích 132 ha nằm tại khu vực ngã ba Lộ Tẻ, cạnh QL 91 và tỉnh lộ 941, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. 
+ Khu công nghiệp Xuân Tô (huyện Tịnh Biên): diện tích 30,57 ha nằm cặp QL91, cách cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên 1km, thuộc địa bàn thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang. 
+ Khu công nghiệp Bình Long (huyện Châu Phú): có diện tích 57,4 ha thuộc xã Bình Long, huyện Châu Phú, An Giang.


Cơ cấu kinh tế:


Năm 2020:
+ Nông – Lâm – Thủy sản: 32,86%
+ Công nghiệp – Xây dựng: 14,40%
+ Dịch vụ: 49,09%


Tốc độ tăng trưởng:


- Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá SS 2010): 5,45%
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 46 triệu đồng


Thu hút đầu tư:


Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 2020 có 27 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký: 270,94 triệu USD

Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích:

-Phụ lục I Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Phụ lục Nghị định210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanhnghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Địa bàn ưu tiên, khuyến khích:

-Địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Thoại Sơn và thị xã Tân Châu.

- Địa bàn kinh tế - xã hội khókhăn bao gồm: các huyện: Chợ Mới, Phú Tân, Châu Thành, Châu Phú và thành phố Châu Đốc

Danh mục dự án kêu gọi đầu tư
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho KCN
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ngoài KCN
Danh sách Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế

Ý KIẾN TỪ NHÀ ĐẦU TƯ

Gửi
1,
Nguyễn Diệu Linh
Tôi thấy các khu công nghiệp tại thành phố này rất tốt để phát triển
>> Trả lời
Thư viện ảnh
Cuộc sống tại việt nam

Tìm hiểu về các địa phương, vùng nguyên liệu và khu công nghiệp thông qua hệ thống bản đồ cập nhật và chính xác